Friday, October 7, 2011

thụy vi-CHUYỆN PHẢI NÓI (những lá thư chống báng ông Liên Thành)








CHUYỆN PHẢI NÓI
                                            
  . thụyvi

  Tôi vốn có phân nửa Huế trong máu huyết mình, và là vợ của một người lính thuộc ngành CSQG nên tôi có nhiều đồng cảm với vai trò và những khó khăn của ông Liên Thành từ khi ông xuất bản cuốn Biến Động Miền Trung cho tới nay.
 Chính vì cảm phục lòng quả cảm của một lương tâm công chính, cảm phục sự nhẫn nại trong việc tố cáo vạch trần những tội ác trực tiếp hay gián tiếp của những phần tử đã giết hàng ngàn dân Huế vào năm 1968. Tôi nghĩ mình nên nói lên những điều cần nói, những điều mình tin là đúng, dù phải trả bằng bất cứ giá nào, cho nên tôi không ngại ngùng dõng dạc nói lên sự suy nghĩ của tôi, của gia đình tôi và bạn bè tôi về ông Liên Thành, mặc dù tôi chưa hề quen ông.
  Theo dõi những bài viết, những lá thư chống báng ông Liên Thành khiến tôi nhớ lời một nhà văn viết trong cuốn sách cách đây mấy năm: “ Mười mấy năm ở hải ngoại, tôi nhận ra một sự thật rất cay đắng là: Có những nhà báo đứng trên lập trường chống cộng, nhưng khi viết một bài đả kích một người trong cộng đồng, cùng chiến tuyến, thì rất sắc nét, rất nặng nề, ngôn từ cạn tàu ráo máng. Cũng ngòi bút ấy khi viết bài đả kích cộng sản thì nhạt phèo, không có lý luận, đầu đuôi chả ra làm sao cả! Lý do vì thù cá nhân thì quá lớn, mà thù đất nước thì nhẹ như bông. Người mình ghét ở gần, cộng sản thì ở xa, cho nên chửi bạn bao giờ cũng nặng hơn chửi thù. Chưa kể có những kẻ chuyên chụp mũ người khác, rồi cuối cùng lại đổi lập trường trước!” *
  Tại sao ông Liên Thành tố cáo tội ác của việt cộng như góp bó nhang thiết thực để làm giỗ cho những cái chết tức tưởi hồi Tết Mậu Thân ** lại bị một số người đánh phá? Bình tâm đọc lại  những cuốn sách và những bài viết của ông Liên Thành, tôi không hề thấy ông Liên Thành đả kích Phật giáo dù ông ấy đứng trên bất cứ lập trường nào. Vậy thì rỏ ràng họ đánh phá  ông Liên Thành vì chính họ là Việt cộng, là thân cộng, vì những người có xu hướng phe phái, hoặc do những động lực tình cảm khi ông Liên Thành thẳng thắng nêu tên một vài ông Hoà thượng và một số Phật tử bị việt cộng giựt giây.
 Chuyện ông Liên Thành “Đụng” tới thầy tu khiến tôi nhớ lại chuyện trong gia đình. Đó là khoảng năm 1969.  Bà ngoại tôi là một tín đồ Phật giáo thuần thành; có chân trong ban trị sự của một chùa ở Mộc Hóa. Một hôm vị hôn phu cho tôi biết là những Tịnh xá Khất sĩ nào mà tên có chữ Ngọc là cơ sở của VC. Tôi nói lại cho ngoại tôi nghe thì bà nổi giận, gần như không muốn nhìn mặt vị hôn phu tôi nữa. Tôi cũng còn nhớ, chùa Tưòng V. nơi bà ngoại tôi có chân trong ban trị sự, Hoà thượng trụ trì, Thích Minh Đ., thông dâm với một Phât tử, cô Nguyễn thị R. Để bảo vệ ngôi chùa khỏi bị tiếng xấu nên mọi người dấu biệt tin tức, không cho lọt ra ngoài (!) Và tín hữu vẫn tiếp tục vào ra , vái chào,  chấp tay, “bạch thầy”,… cung cung kính kính ông sư trụ trì tội lỗi! Cho đến khi cô R. mang bầu, cái bụng thè lè ra, thì “Đấng hòa thượng” cùng cô R. khăn gói trốn khỏi Mộc Hóa. Người nào có sống ở Mộc Hóa vào những năm đó đều biết chuyện nầy.
 Như đã nói, bà ngoại tôi là người sinh ra ở Huế, mà người Huế thì phần đông tôn sùng các thầy, thương quý các thầy. Dân Huế thương ông Thích Đôn Hậu, thường trìu mến gọi thầy là “Ôn”.   Ông Liên Thành đụng tới “Ôn” làm nhiều người Huế không vui.  Dân Saigon thương ông Trí Quang, ông Liên Thành đụng ông Trí Quang khiến nhiều người Saigon không thích, tình cảnh na ná giống như vị hôn phu của tôi ngày xưa “động” tới các chùa là bà Ngoại bất mãn. 



(NI SƯ) HUỲNH LIÊN (NGUYỄN THỊ TRỪ)
 
Năm sinh: 1923
Quê quán: Tỉnh Mỹ Tho
Tôn giáo: Phật giáo
ĐBQH khóa VI
Nơi ứng cử: Thành phố HCM


Sau ngày 30-4-1975 khi “ Ni sư” Huỳnh Liên, “Tổng chỉ huy” các chùa họ NGỌC, xuất hiện trong vai trò Phó Chủ Tịch Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước thì bà ngoại tôi mới biết là cháu rể mình không hề “Ăn nói tào lao xịt bộp, vu oan giá hoạ”  cho thầy, cho sư chút nào!
 Cung cách phản ứng thiên về tình cảm đã thấm sâu trong xương trong cốt của nhiều người, ngay như mới đây, người bạn thân của gia đình tôi, anh K. gốc Huế đi du học cách đây 50 năm, hiện đang sống tại Âu Châu, có lập trường chống việt cộng rạch ròi, ấy vậy, mỗi lần nghe ai đề cập tới những tội lỗi của một hoà thượng nào đó, anh cũng cảm thấy…buồn buồn. Có lần tôi hỏi thẳng anh: “ Như vậy anh đặt thầy lên trên sự thật ? Hay anh xem thầy nặng hơn Quốc gia?”  Anh trả lời: “ Không, không phải vậy, anh biết thầy làm bậy nhiều rồi, nhưng khi mô đề cập tới thầy, anh thấy tội tội, thấy rẻn…cho thầy mình !”***

    Kể lể dài dòng chuyện một số các thầy để nói thẳng vào sự thật, đối diện vào sự thật bằng những dẫn chứng thực tế tôi càng  thấy ông Liên Thành lừng lững một tư cách can đảm khi ông dám  vạch trần những tội ác, những điều khuất lấp nhập nhằng của một số phần tử được che đậy, được bảo vệ bởi những người cuồng tín, thần thánh hoá… Những người này chỉ hành xử theo cảm tính, cố tình phủ nhận những bài học lịch sử.
  Chúng ta quả thật may mắn khi đang sống trong một thời đại thật tân tiến, đang sống trong một môi trường tự do đầy rẫy sách báo, Internet…Chúng ta đọc được vô số tài liệu về thãm sát Mậu Thân, song song đó chúng ta còn đọc được vô số tài liệu giải mã, giải mật được nhiều người trong đó có ông Nguyễn Văn Lục ghi lại cho những người dân ở miền Nam trước 1975 nay đã sinh sống ở nước ngoài. Nhớ lại một bài học. Nhớ lại một dĩ vãng. Điểm những lại những khuôn mặt nằm vùng hoặc tiếp tay với cọng sản gây rối ren khuấy động Saigon dạo ấy:

-      Tôn Giáo: LM Thanh Lãng, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Phước Đại, Vũ Hạnh,Thích Nhất Hạnh, TT Thích Thiện Hoa…  .

    - Các sinh viên sau 75 đã lộ nguyên hình:
Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Truơng Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga. Hạ Đình Nguyên , Phạm Phi Long , Đặng Minh Chi, Trịnh Thị Xuân Hồng,Trần Công Sơn,Trần Thị Ngọc Hảo, Đỗ Quang Tỉnh,

    - Văn nghệ sĩ:
Trần Thiện Tứ, bác sĩ Trương Thìn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh, nhạc sĩ sĩ Tôn Thấp Lập, Võ Thành Long, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phạm Phú Tâm, Trương Thị Hoàng và Trương Thị Anh, Phùng Hữu Trân, Nguyễn Ngọc Phương, Võ Thị Tố Nga, Lê Thành Yến…****

  Suốt 36 năm, lịch sử cho thấy chế độ Cọng sản Việt nam không hề có nhân quyền, có tự do, và bọn chó đẻ đó chính là một bè lũ bán nước. Tôi và nhiều người đang tự hỏi với lòng căm phẫn: Những ông sư,  những linh mục, những Phật tử, những sinh viên… biểu tình tranh đấu thách thức ngày xưa đâu? Những tiếng thét, tiếng hô hào, tiếng hát lồng lộng “ Diệt đế quốc Mỹ. Đánh tan bè lũ bán nước” đâu? Sao suốt 36 năm nay, họ im hơi, lặng tiếng một cách khó hiểu như vậy? Hay “ Rẻn” rồi chăng?
  Kèm theo đây là một trích đoạn dịch ra từ cuốn “ The Vietcong Massacre at Hue” của nhà văn người Canada, ông Alje Vennema:
“Ngày hôm sau, du kích và bọn nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết. Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc….”
 Mời quý vị vào Google gỏ “ Wikipedia Massacre at Hue” để đọc hàng trăm bài về tội ác của Việt Cọng giết dân Huế do chính những người ngoại quốc viết:
·         Arnold, James R., Tet Offensive 1968: Turning Point in Vietnam, London: Osprey 1990
·         Bullington, James R. "And Here, See Huế," Foreign Service Journal, November 1968.
·         Christmas, G. R. "A Company Commander Reflects on Operation Huế City," Marine Corps Gazette, April 1971.
·         Davidson, Phillip B. Vietnam at War: The History, 1946-1975. Novato, CA: Presidio Press, 1988.
·         Hammel, Eric. Fire in the Streets: The Battle for Huế, Tet 1968. Chicago: Contemporary Books, 1991.
·         Harkanson, John, and Charles McMahon. "USMC & Tet ’68: There’s a Little Trouble in Huế …," Vietnam Combat, Winter 1985.
·         Krohn, Charles A., The Lost Battalion: Controversy and Casualties in the Battle of Huế, Praeger Publishers, 1993.
·         Larson, Mike, Heroes: A Year in Vietnam With The First Air Cavalry Division, Barnes & Noble, 2008.
·         Nolan, Keith William. Battle for Huế: Tet 1968. Novato, CA: Presidio Press, 1983.
·         Oberdorfer, Don. Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. New York: Doubleday & Company, 1971.
·         Palmer, Dave Richard. Summons of the Trumpet: U.S.-Vietnam in Perspective. Novato, CA: Presidio Press, 1978.
·         Phan Van Son. The Viet Cong Tet Offensive (1968). Saigon: Republic of Vietnam Armed Forces, 1969.
·         Pike, Douglas. PAVN: People’s Army of Vietnam. Novato, CA: Presidio Press, 1986.
·         Secrets of the Vietnam War. Novato, CA: Presidio Press, 1990.
·         Smith, Captain George W., USA. "The Battle of Huế," Infantry, July–August 1968.
·         Stanton, Shelby L. Anatomy of a Division: 1st Cav in Vietnam. Novato, CA: Presidio Press, 1987.
·         Tolson, Major General John J., 3rd. Airmobility: 1961-1971. Washington, D.C.: Department of the Army, 1973.
·         Truong Sinh. "The Fight to Liberate the City of Huế During Mau Than Tet (1969)," Hoc Tap, December 1974.
·         Tucker, Spencer, Vietnam. London: UCL Press, 1999
·         Vietnam Order of Battle. New York: U.S. News and World Report, Inc., 1981.
·         Young, Marilyn B., The Vietnam Wars, 1945-1990 (New York: Harper Perennial, 1991)
·         Vennama, Alje, The Viet Cong Massacre at Huế. New York, Vantage Press, 1976.
   Ngày xưa có câu “ Bút sa, gà chết” Ngày nay, viết không đàng hoàng, Google giữ lại. Khi lịch sử sang trang. Con cháu đọc lại, mắc cỡ nghĩ thầm: “ Không ngờ Ông/ Bà mình viết bậy quá?”
   
                                              . thụyvi
                                ( Hầm Nắng tháng 10 – 2011 )
*Nhìn lại một thập niên
** Chữ của NC
*** Giọng địa phương
**** Mặt trận văn hoá và những thủ tiêu ám sát trí thức miền nam VN.
-------------

(NI SƯ) HUỲNH LIÊN (NGUYỄN THỊ TRỪ)
 
Năm sinh: 1923
Quê quán: Tỉnh Mỹ Tho
Tôn giáo: Phật giáo
ĐBQH khóa VI
Nơi ứng cử: Thành phố HCM
 
Ni trưởng giáo hội khất sĩ ni giới Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  


Tài liệu của VGCS về Ni Sư Huỳnh Liên là Việt Gian có công dùng chùa để chống VNCH, chống Mỹ.


....Trong những năm chống Mỹ cứu nước, tịnh xá Ngọc Phương là cơ sở cách mạng tiếp tế vật dụng, thuốc men, lương thực ... cho Ban Kinh tài, Ban Văn nghệ Tây Nam Bộ, Ban An Ninh liên quận 4, nơi che dấu nhiều cán bộ cách mạng. Ngoài hoạt động bí mật, nhiều phong trào đấu tranh công khai như Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình, Phong trào dân tộc tự quyết, Ủy ban cải thiện chế độ lao tù ... thường xuyên hội họp tại tịnh xá. Phong trào sinh viên học sinh cũng dùng tịnh xá làm "căn cứ địa" tổ chức các cuộc biểu tình. Vì vậy, tịnh xá Ngọc Phương được mệnh danh là "tổng hành dinh của các cuộc xuống đường".



Tịnh xá Ngọc Phương In
Tịnh xá Ngọc Phương
Tịnh Xá Ngọc Phương, ngôi tịnh xá gắn liền với tên tuổi Ni sư Huỳnh Liên, người đứng đầu hệ phái Ni giới Khất sĩ Việt Nam, tọa lạc tại 498/1 đường Lê Quang Định, phường 1 Gò Vấp. Năm 1958, Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ra xây dựng tịnh xá Ngọc Phương, nay là trụ sở Trung ương của hơn một trăm ngôi tịnh xá ở khắp miền Trung và Nam Việt Nam. Lúc đầu Ngọc Phương chỉ là một am nhỏ hình bát giác, năm 1972 được xây dựng lại thành ba khu nhà hai tầng trên khuôn viên khoảng 2500m2.
Chính điện tịnh xá ở lầu một khu nhà giữa. Tầng trệt là giảng đường, nơi diễn ra nhiều cuộc hội thảo, mít tinh của các phong trào đấu tranh yêu nước. Cuối chính điện, ở giữa là bàn thờ Phật Thích ca với tượng phật ngồi tham thiền trên tòa sen, dưới gốc bồ đề. Hai bên có bàn thờ Tôn sư Minh Đăng Quang, người sáng lập Hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam và bàn thờ Ni trưởng Huỳnh Liên. Từ những năm 1960, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước cảnh đau thương mất mát của đồng bào, tổ quốc, Ni trưởng Huỳnh Liên đã tham gia cách mạng và tích cực vận động chư ni, tín đồ đấu tranh giành độc lập, tự do.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, tịnh xá Ngọc Phương là cơ sở cách mạng tiếp tế vật dụng, thuốc men, lương thực ... cho Ban Kinh tài, Ban Văn nghệ Tây Nam Bộ, Ban An Ninh liên quận 4, nơi che dấu nhiều cán bộ cách mạng. Ngoài hoạt động bí mật, nhiều phong trào đấu tranh công khai như Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình, Phong trào dân tộc tự quyết, Ủy ban cải thiện chế độ lao tù ... thường xuyên hội họp tại tịnh xá. Phong trào sinh viên học sinh cũng dùng tịnh xá làm "căn cứ địa" tổ chức các cuộc biểu tình. Vì vậy, tịnh xá Ngọc Phương được mệnh danh là "tổng hành dinh của các cuộc xuống đường".

Từ năm 1970 đến 1975, Ni giới Khất sĩ là một trong những lực lượng nòng cốt của các cuộc biểu tình liên tục nổ ra đòi thả tù chính trị, chống bắt lính, đòi dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Paris ... Gây được tiếng vang lớn là lần Ni trưởng Huỳnh Liên phối hợp với đồng bào Công giáo tố cáo chính sách thâm độc của Mỹ nhân sự có mặt của Thượng nghị sĩ Mac Govern tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, cuộc tuyệt thực cả tuần lễ trước dinh Độc Lập, biểu tình ngồi ở ngã bảy suốt hai ngày ba đêm, tham gia ngày "Ký giả đi ăn mày"...

Nhận thấy những nữ tu áo vàng ở tịnh xá Ngọc Phương là lực lượng nguy hiểm, ngày 27/10/1974 chính quyền Sài Gòn đã cho cảnh sát giăng dây kẽm gai quanh tịnh xá, đặt hàng rào ngựa sắt trên đoạn đường Lê Quang Định để bao vây phong tỏa tịnh xá. Dù vậy các ni cô cũng thoát được ra ngoài, kết hợp cùng chư ni ở những tịnh xá khác biểu tình đòi giải tỏa tịnh xá Ngọc Phương. Dư luận trong cũng như ngoài nước đều lên tiếng phản đối hành động xâm phạm nhân quyền này nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn bất chấp. Cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tịnh xá mới được giải tỏa.

Mặc dù thuộc phái Khất Sĩ, lấy khất thực làm chính nhưng Ni trưởng Huỳnh Liên đã mạnh dạn thay đổi, chủ trương sản xuất để tự túc, không phải lệ thuộc vào sự cúng đường. Tịnh xá Ngọc Phương đã được công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 2754/ QĐ/BT ký ngày 15/10/1994. 

Muc luc