Phỏng Vấn và Giới Thiệu Sách "Biến Động Miền Trung" của Liên Thành tại vùng Hoa Thịnh Đốn, 19 - 20 tháng Chín, 2009
Ngày 30-09-2009, giờ 20:09
Phỏng Vấn và Giới Thiệu Sách "Biến Động Miền Trung" của Liên Thành tại vùng Hoa Thịnh Đốn, 19 - 20 tháng Chín, 2009
Cái tên Liên Thành trong ký ức tôi đi cùng với mùi lựu đạn cay tôi hít phải những ngày sinh viên, học sinh xuống đường biểu tình ở Huế khi tôi còn học ở Đồng Khánh. Sinh ra và lớn lên trong nổi trôi và tang tóc của Huế, trong những ngày kinh hoàng của Tết Mậu Thân khi gia đình tôi lúc di tản khỏi vùng lửa đạn đã phải đạp lên những xác người nằm vất vưởng ngoài Chùa Phổ Quang, trên đường xuống cầu Bến Ngự, nằm len lỏi trong trường Đồng Khánh, Quốc Học, xác người khắp nơi. Đến bây giờ mấy chục năm sau nhắm mắt lại tôi vẫn không rũ bỏ được những hình ảnh chết chóc đó. Rồi đến cuộc di tản khỏi Huế trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và sau đó gia đình tôi khi trở về lại thì lúc nào cũng nằm trong sự chuẩn bị sẵn sàng để di tản nữa khi có biến cố xảy ra.
Liên Thành, ông cảnh sát trưởng ở gần nhà tôi ở Huế là sự uy nghiêm mà lúc nào chị em tôi cũng e sợ; hình ảnh mà tôi nhớ rõ nhất là những vụ xuống đường biểu tình mà ông đã luôn dùng lựu đạn cay để giải tán. Tình cờ đọc “Biến Động Miền Trung,” tôi đã sống lại những ngày tang thương tai biến và nhận biết những khó khăn, nguy hiểm, và áp lực ông phải chịu trong suốt thời gian của những biến động tại Huế từ 1966 đến 1975. Từ đó tôi càng thán phục ông hơn.
Những ngày bãi khóa u ám buồn vì lo cho tương lai vô định, trong sự ngây thơ của tuổi mới lớn, tôi đã không bao giờ hiểu tại sao Huế lại bất an, xuống đường, biểu tình liên miên như vậy. Đến bây giờ khi đọc "Biến Động Miền Trung" tôi mới hiểu tại sao!
Đây không phải là lần đầu tiên Liên Thành đi diễn thuyết về tác phẩm ấy của mình, nhưng đây là lần đầu tiên tôi hân hạnh được đón tiếp ông ở Virginia trong chương trình phỏng vấn của Đài Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn vào ngày 19 tháng Chín và buổi nói chuyện ở trường Luật của Đại học George Mason, Virginia ngày 20. Sau đây là một số hình ảnh tôi ghi được.
Tống Mai
Virginia, 28 tháng Chín, 2009
Cái tên Liên Thành trong ký ức tôi đi cùng với mùi lựu đạn cay tôi hít phải những ngày sinh viên, học sinh xuống đường biểu tình ở Huế khi tôi còn học ở Đồng Khánh. Sinh ra và lớn lên trong nổi trôi và tang tóc của Huế, trong những ngày kinh hoàng của Tết Mậu Thân khi gia đình tôi lúc di tản khỏi vùng lửa đạn đã phải đạp lên những xác người nằm vất vưởng ngoài Chùa Phổ Quang, trên đường xuống cầu Bến Ngự, nằm len lỏi trong trường Đồng Khánh, Quốc Học, xác người khắp nơi. Đến bây giờ mấy chục năm sau nhắm mắt lại tôi vẫn không rũ bỏ được những hình ảnh chết chóc đó. Rồi đến cuộc di tản khỏi Huế trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và sau đó gia đình tôi khi trở về lại thì lúc nào cũng nằm trong sự chuẩn bị sẵn sàng để di tản nữa khi có biến cố xảy ra.
Liên Thành, ông cảnh sát trưởng ở gần nhà tôi ở Huế là sự uy nghiêm mà lúc nào chị em tôi cũng e sợ; hình ảnh mà tôi nhớ rõ nhất là những vụ xuống đường biểu tình mà ông đã luôn dùng lựu đạn cay để giải tán. Tình cờ đọc “Biến Động Miền Trung,” tôi đã sống lại những ngày tang thương tai biến và nhận biết những khó khăn, nguy hiểm, và áp lực ông phải chịu trong suốt thời gian của những biến động tại Huế từ 1966 đến 1975. Từ đó tôi càng thán phục ông hơn.
Những ngày bãi khóa u ám buồn vì lo cho tương lai vô định, trong sự ngây thơ của tuổi mới lớn, tôi đã không bao giờ hiểu tại sao Huế lại bất an, xuống đường, biểu tình liên miên như vậy. Đến bây giờ khi đọc "Biến Động Miền Trung" tôi mới hiểu tại sao!
Đây không phải là lần đầu tiên Liên Thành đi diễn thuyết về tác phẩm ấy của mình, nhưng đây là lần đầu tiên tôi hân hạnh được đón tiếp ông ở Virginia trong chương trình phỏng vấn của Đài Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn vào ngày 19 tháng Chín và buổi nói chuyện ở trường Luật của Đại học George Mason, Virginia ngày 20. Sau đây là một số hình ảnh tôi ghi được.
Tống Mai
Virginia, 28 tháng Chín, 2009