Wednesday, January 27, 2010

Liên Thành-Hãy đưa cộng sản ra tòa Hình Sự Quốc Tế

Hãy đưa cộng sản ra tòa Hình Sự Quốc Tế

Liên Thành

Thư Ngỏ Gởi Thân Nhân Của Những Nạn Nhân Bị Thảm Sát Trong Biến Cố Mậu Thân 1968 tại Huế


Hãy trả lại công bằng và công lý cho 1.200 thường dân bị mất tích và 5.327 thường dân vô tội bị cộng sản đập đầu chôn sống, bắn giết, trong Tết Mậu Thân tại Cố Đô Huế năm 1968.

Đồng bào Huế hãy hợp tác với chúng tôi trong nỗ lực truy tố những kẻ sát nhân ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về tội diệt chủng.

Liên Thành
Nguyên Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế
Địa chỉ liên lạc:
nguyenphuclienthanh@gmail.com
biendongmỉentrung@yahoo.com


Gần 42 năm trôi qua kể từ Tết Mậu Thân 1968, một quãng thời gian không phải ngắn cho một đời người, nhưng đối với người dân Huế và thân nhân của 5,327 nạn nhân trong cuộc tàn sát mà Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho Khu Ủy Trị Thiên qua Chính ủy mặt trận Huế là Lê Chưởng áp dụng biện pháp “Bạo lực cách mạng” hay “Bạo lực đỏ” tàn sát đẩm máu đồng bào Huế chỉ vì họ không tham gia cuộc “Tổng nổi dậy” do Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương thực hiện tại Cố đô Huế trong những ngày đầu xuân Mậu Thân 1968, thì bốn mưoi hai năm trôi qua quả quá ngắn để hàn gắn những đổ nát đau thương, những chua xót ngậm ngùi trong lòng mọi người dân Huế.
Biến cố lịch sử kinh hoàng nầy vẫn còn mới, còn đau và còn rỉ máu, bởi vì: nợ vẫn chưa được trả, công bằng và công lý vẫn chưa có.
Tôi, Liên Thành người đã có mặt trước, trong, và sau khi xẩy ra cuộc chiến Mậu Thân tại Huế, viết lại mấy dòng nầy, như là một bổn phận cho những người dân vô tội và chiến hữu của tôi đã ngã xuống trong biến cố đau thương nầy.

Mậu Thân 1968
Tháng 5 năm 1967, Hồ chí Minh chủ tọa phiên họp của Bộ chính trị trung ương đảng CS Việt Nam để duyệt xét tình hình và kế hoạch cho Chiến dịch đông xuân 1967-1968. Kế đến, từ ngày 20 đến ngày 24/10/1967, tại phiên họp của bộ chính trị, thay mặt Quân ủy trung ương, Tướng Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo chiến dịch Đông- Xuân- Hè 1967-1968. Bộ Chính trị CS quyết định mở cuộc công kích, tổng nổi dậy vào đúng Tết Mậu Thân 1968.
Như vậy cuộc TCK tổng nổi dậy đã được bọn chúng quyết định vào tháng 10/ 1967. Để đánh lừa, tạo yếu tố bất ngờ, HCM tráo trở đề nghị hưu chiến 7 ngày trong dịp Tết Mậu Thân, nhưng chính phủ VNCH chỉ chấp thuận 3 ngày mà thôi.
Những họat động của Việt Cộng trước khi bọn chúng phát động cuộc tổng công kích đã được BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế ghi nhận như sau:

Tin tình báo kỹ thuật
Khỏang từ ngày 10/12/1967, gần 20 ngày trước cuộc tấn công, cơ quan tình báo dân sự đồng minh đã có một lọat không ảnh chụp được tại những vùng núi phía tây thành phố Huế như vùng thượng nguồn sông Bồ, sông Hữu Trạch, Khe Trái, động Chuối[núi Kim Phụng], không ảnh cho thấy một số lượng đông đảo các đơn vị của Việt Cộng đang tập trung tại các vùng trên.
Tin tình báo kỹ thuật cũng ghi nhận một số điện đài của các đơn vị lớn VC đang họat động trong những vùng nầy.
Tôi đã được cơ quan tình báo dân sự đồng minh thông báo đầy đủ.
Đồng thời họ cũng yêu cầu tôi xử dụng lực luợng tình báo cơ hữu Cảnh Sát Đặc Biệt để phối kiểm và xác nhận thêm các tin tức trên.

Lực luợng CSĐB của BCH/CSQG Thừa Thiên Huế, ngoài ngoài 13 ban đặc biệt của 13 quận thuộc tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, chúng tôi còn có những tóan tình báo xâm nhập vào hàng ngũ địch trực thuộc Ban Họat Vụ sau nầy gọi là G công tác. Tất cả những đơn vị tình báo nầy đều bá cáo về BCH tỉnh những tin tức tương tự giống nhau:
- Dân chúng những vùng D, F [lượng giá tình hình an ninh] điều được cơ sở VC địa phương thông báo “ Mọi gia đình trong vùng đều phải mua trữ lương thực, dự trữ thuốcc men, chuẩn bị cho một cuộc đánh lớn sắp xẩy ra.
- Một số cán bộ CS từ cấp huyện trở lên cũng đã đượcc lệnh rời khỏi địa bàn họat động lên mật khu hội họp.
- Thành phố Huế có 8 Chi bộ đảng CS và khỏang 80 cơ sở đảng bí mật đã có những họat động khác thường, bọn chúng tiếp xúc với nhau thường xuyên hơn.
- Các trạm giao liên nội thành có rất nhiều kẻ lạ xuất hiện.
- Nhiều cơ sở nằm vùng trong nội thành được điều động lên mật khu hội họp do Khu ủy Trị Thiên tổ chức. Bọn chúng rời thành phố vào đầu tháng 12/1967 và trở lại thành phố vào gần cuối tháng 12/1967.
Đương nhiên trong số những cơ sở lên lên họp trên mật khu có cơ sở nội tuyến của chúng tôi, vì vậy khi họ trở về chúng tôi nhận được bá cáo của họ như sau:
“Khóa học tập nầy có khỏang 300 cán bộ và khoảng 130 cơ sở nòng cốt nội thành. Nội dung học tập là phương thức phát động quần chúng nổi dậy tai nông thôn và đô thị. Nhiệm vụ của họ là sau khi trở về địa bàn họat động thành lập các đội công tác làm nòng cốt phát động quần chúng tổng nỗi dậy khởi nghĩa”.
Cũng cần nói rõ thêm trong số những cơ sở nội thành được điều lên mật khu có cả Giáo sư Đại Học Huế Lê văn Hảo và một số sinh viên đại học Huế, bọn chúng là cơ sở nội thành VC.
- Các thành phần tranh đấu năm 1966 thân cận của ông Thích Trí Quang đã thóat ly lên mật khu vào cuối tháng 6, tháng 7/1966, nay trong những ngày cận Tết đã đột nhập thành phố Huế và đang trú ẩn tại các căn cứ lõm của bọn chúng trong thành phố.

Căn cứ vào những sự việc nêu trên, cộng vào một số dữ kiện khác chúng tôi cơ quan tình báo CSQG Thừa Thiên-Huế và cơ quan tình báo dân sự Hoa kỳ sau khi đã phân tích, lượng giá tin tức chúng tôi cùng đi đến kết luận chung là:
Việt Cộng sẽ tấn công Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968.
Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, đã trên 42 năm trôi qua, câu hỏi mà nhiều người vẫn hỏi tôi:
Tại sao tin tức tình báo của CSQG và tình báo dân sự Hoa kỳ đầy đủ và chính xác như vậy mà thảm họa vẫn xẩy ra cho Huế:
VC tấn công và chiếm Huế 26 ngày, giết chết 5.327 thường dân vô tội, bắt đi mất tích 1.200 người. Tại sao?
Có những điều sau đây có thể lý giải một phần nào:
- Bản chất người quốc gia quá thiệt thà, lương thiện, bị Hồ chí Minh và đảng Cộng Sản phỉnh gạt, lợi dụng hưu chiến 3 ngày. Chính quyền miền Nam cũng như đồng bào không thể ngờ Hồ chí Minh và đảng Cộng Sản tán tận lương tâm đến độ lợi dụng những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc bất thần xua đại quân chém giết đồng bào, sát hại sinh linh vô tội.
Muôn vạn đời sau, mỗi độ tết về, lịch sử lại nhắc rằng, bọn Cộng Sản Việt Nam đã vô lương tráo trở, cuồng sát đồng bào Huế trong Mậu Thân 1968.
- Các cấp chỉ huy đã thiếu trách nhiệm, không có kế hoạch phòng thủ Huế.
- Các cấp chỉ huy Tỉnh, CSQG, Tiểu Khu đã cho lệnh xả trại 50% quân số, nên khi bị địch tấn công, không đủ lực lượng để phản công.
- Quan trọng nhất là tin tức tình báo từ CSBĐ thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên Huế,một phúc trình rất đầy đủ đích thân tôi đưa trình cho Ông Truởng Ty Đòan Công Lập nhưng ta bị ông ta ém nhẹm. Lý do ông ta là cơ sở nội tuyến cho cơ quan tình báo Việt Cộng, cán bộ Việt Cộng chỉ huy ông ta là tên Trung Tá VC điệp viên Hòang Kim Loan. Khi tôi trình bản tin với một số biện pháp đề nghị thì ông Đòan Công Lập lý luận rằng:
“Loan tin nầy chỉ sẽ làm kinh động dân chúng, chắc gì có thật”.
Trong thời gian nầy chúng tôi và tóan cố vấn tình báo dân sự Hoa Kỳ đã phát hiện Đòan công Lập là nội tuyến, chúng tôi đang phối hợp mật theo dõi đương sự.
Theo nguyên tắc chỉ huy, tôi không thể vuợt quyền, nhưng vì tình hình đã quá khẩn cấp và nghiêm trọng, tôi trực tiếp gặp Trung Tá Phan văn Khoa Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Thừa Thiên để cố thuyết phục ông ta phải có kế hoạch phòng thủ thành phố, còn nuớc thì vẫn còn phải tát. Nhưng rủi thay ông chỉ ừ hử cho qua chuyện mà không thèm để ý đến bản phúc trình của viên trung úy Phó Ty CSĐB mới 25 tuổi đầu non choẹt như tôi.
Kết quả Mậu Thân 1968 tại Huế thảm khốc hơn các nơi nào hết trên tòan cõi miền Nam Việt Nam với cái giá phải trả cho sự thiệt thà, ngây thơ, tắc trách, vô trách nhiệm, phản bội, của một số giới chức chính quyền Huế là:
5.327 thường dân vô tội bị Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản tàn sát, bắt đi mất tích 1.200 người.
Thi hành chỉ thị tàn sát đồng bào Huế của Hồ Chí Minh và bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ngoài Lê Chưởng còn có những nhân vật sau đây:

1- Đại tá Nguyễn Mậu Huyên tức Bảy Lanh, tức Nguyễn Đình Bảy truởng ban An Ninh Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thị ủy Huế.
2- Đại Tá Lê Tư Minh tư lệnh mặt trận Huế
3-Tống Hoàng Nguyên Trưởng Ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên-Huế.
4- Hoàng Phương Thảo Thuờng vụ Thành ủy Huế..
5- Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, Thành ủy viên Thành ủy Huế phụ trách “Tổng nổi dậy”.

Họ xử dụng một số cơ sở nội thành Việt Cộng như :
1- Giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tuờng,
2- Sinh viên Y khoa Hoàng Phủ Ngọc Phan,
3- Nguyễn Đắc Xuân Sinh viên sư phạm ban Việt Hán,
4- Sinh viên luật khoa Nguyễn Thiết
5- Nữ Sinh viên dược khoa Nguyễn Thị Đoan Trinh,
6- Sinh viên Lê Hữu Dũng,
7- Nguyễn hữu Vấn, Giáo sư trường Quốc Gia âm Nhạc và kịch nghệ
8- Giáo sư Tôn Thất Duơng Tiềm, trường trung học Bồ Đề
9- Giáo sư Nhân chủng học thuộc viện Đại Học Huế Lê Văn Hảo 10- Cựu giám thị trường Quốc Học Huế Nguyễn Đóa cũng là cha vợ của Tôn Thất Duơng Tiềm.
11- Bà Đào thị Yến thuờng đuợc gọi là Bà Tuần Chi nguyên hiệu truởng truờng nữ trung học Đồng Khánh Huế.
12- Cha con ông Thiên Tuờng chủ tiệm thuốc Bắc tại vùng An Cựu. Ông Thiên Tuờng là cha nuôi Đại Tá Công An Việt Cộng Nguyễn đình Bảy tức Bảy Lanh từ lúc Bảy Lanh còn nhỏ.
13- Tên Nguyễn Bé thợ nề, chủ tịch khu phố tại Quận II, thị xã Huế.
14- Tên thầy bói Diệu Linh ở khu phố Gia Hội, Quận II thị xã Huế.
Và một số đông các cơ sở nội thành của Việt Cộng nằm vùng từ lâu trong học sinh, sinh viên, công chức, cảnh sát, tiểu thuơng, thuơng gia.
Đặc biệt những kẻ đội lốt tu hành như Thích Đôn Hậu, Chánh đại diện Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh, trụ trì chùa Linh Mụ, Thích Thiện Siêu Chùa Từ Đàm v.v…

Để chuẩn bị cho cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tại Huế, vào ngày 21 tháng 1 năm 1968 trước trận đánh Mậu Thân, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi mật điện cho Trung ương Cục Miền Nam, Khu Ủy khu 5, và Khu ủy Trị Thiên-Huế yêu cầu Phạm Hùng, Võ Chí Công, Tướng Trần văn Quang thành lập mặt trận chính trị thứ hai lấy tên là Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Tổ chức chính trị nầy được dựng lên nhằm phân hóa chính quyền miền Nam, tập hợp những cá nhân chống chính quyền miền Nam, chống Mỹ cũng như bất cứ tầng lớp dân chúng nào họ có thể lối kéo.
Tại Trị Thiên-Huế, Liên minh này đuợc Thiếu Tuớng Trần văn Quang Tư Lệnh chiến truờng Trị Thiên-Huế và Lê Chưởng Chính ủy chiến trường cho lệnh thành lập truớc ngày giờ tấn công Huế, với thành phần gồm có:

1- Chủ Tịch
Ông Lê Văn Hảo, giáo sư Nhân Chủng Học Viện Đai Học Huế
2- Phó chủ Tịch
Ông Thích Đôn Hậu Chánh Đại Diện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất miền Vạn Hạnh.
3- Tổng thư Ký
Ông Hòang Phủ Ngọc Tường nguyên giáo sư Trường Quốc Học. Đương sự cùng với em ruột là Hòang Phủ Ngọc Phan thoát ly lên mật khu vào tháng 6/1966 sau vụ tranh đấu của Thích Trí Quang tại miền Trung.
4- Phụ trách Học Sinh, Sinh Viên Giải Phóng
Ông Nguyễn Đắc Xuân nguyên Sinh viên Đại Học Sư Phạm ban Việt Hán. Đương sự thóat ly lên mật khu vào tháng 7 năm 1966 sau vụ tranh đấu vào tháng 6/1966 của Thích Trí Quang.

Ngoài ra trong suốt hai mươi sáu ngày Việt Cộng chiếm Huế,
- Ông Lê Văn Hảo còn được giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế.
- Bà Đào Thị Xuân Yến tức Tuần Chi giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế.
- Sinh viên Nguyễn Đắc Xuân giữ chức vụ Trưởng Đòan An Ninh và bảo vệ khu phố hay gọi là Đội tự vệ thành.
Các nhân vật Hòang Phủ Ngọc Phan, Tôn Thất Dương Tiền, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Dũng, Nguyễn Thiết, Nguyễn Đóa v.v… đều ở trong đoàn An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân.
Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn đứng ra tổ chúc đòan Nghĩa Binh Cảnh Sát và giao cho Ông Nguyễn Văn Cán Quận Trưởng CSQG nguyên là Trưởng Ty CSQG Thị Xã Huế làm Truởng Đòan, và đòan Nghĩa Binh Quân nhân.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được Hoàng Lanh và Trung Tá Hòang Kim Loan Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế bổ nhiệm Chủ Tịch Tòa án Nhân Dân tại truờng tiểu học Gia Hội thuộc Quận II thành phố Huế. Nguyễn Đắc Xuân và Hòang Phủ Ngọc Phan được giữ chức Chủ Tịch Tòa Án Nhân dân tại Quận I trong Thành Nội Huế.

Rạng sáng mồng hai Tết Mậu Thân, đúng 2 giờ 33 phút, khởi đầu của 624 giờ đau thương, kinh hoàng. Từ rừng núi phía tây tràn vào, họ là “Quân Đội nhân Dân”, là “Quân Giải Phóng”, là những tên nằm vùng, những kẻ trí thức, giáo sư, sinh viên đã một thời tham gia trong phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1966. Họ đã thóat ly lên mật khu từ độ đó, nay theo lệnh của ông Hồ Chí Minh, của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam trở lại Huế với guơm đao búa liềm, với mã tấu, với Ak47, với B40, bắn sập thành phố, thẳng tay chém giết hằng loạt dân lành vô tội nhằm trả mối hận xưa, để “giải phóng “ đồng bào Huế. Và Huế trong 624 giờ đồng hồ, đã trải qua từng giây một,từng phút một, từng ngày một với những tang tóc điêu linh, những máu và nuớc mắt của hằng chục ngàn ngừoi dân bỡ ngỡ, ngơ ngác trước sự hiện diện của cái ác không ai ngờ tới.

Trong trận Mậu Thân, cộng quân đã tung vào chiến trường Huế gần 10 ngàn quân trong đó có 4700 quân chính quy Bắc Việt. Số còn lại là quân MTGPMN, du kích của các Huyện, và đám cơ sở nằm vùng, những lực lượng của ông Thích Đôn Hậu và Thích Trí Quang trong vụ tranh đấu năm 1966.

Mười ngàn quân nầy không phục vụ dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, cũng chẳng phục vụ dưới bóng cờ của MTGPMN mà phục vụ dưới ngọn cờ của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ Hòa Bình do Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam mới thành lập mà Chủ tịch là giáo sư Lê văn Hảo, Phó chủ tịch là Thích Đôn Hậu, tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường và phụ trách học sinh, sinh viên trí thức là Nguyễn Đắc Xuân.

Bọn nằm vùng địa phương đã phối hợp với cộng quân để gieo rắc đau thương cho đồng bào Huế trong 624 giờ kinh hoàng đó. Huế đã dìu nhau chạy trốn trong bước chân khập khiễng và nỗi kinh hòang. Có thể nói ở Huế lúc đó mỗi thước đất là một thây người, là một vũng máu tươi chưa kịp đổi màu. Huế ngập trong thây người và biển máu, từ bờ cây bụi cỏ, đường lớn đường nhỏ, từ trong nhà ra đến sân, sân trước, sân sau!

Sáng ngày mồng hai, trời chưa sáng hẳn, một số lớn gia đình trong ba quận đã bị Việt Cộng và đám chỉ điểm xông vào từng nhà lục sóat tìm kiếm những “ công an, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền” đang ẩn trốn đâu đó, và hằng loạt súng đã nổ bắn vào họ, nhưng người đang cố gắng trốn tránh, đào thóat khỏi nhà, tìm đường về đơn vị.

Khoảng 6 giờ sáng, suơng chưa tan, trời trở lạnh và thấp, Huế bật khóc trong nghẹn ngào, đau đớn, khi trên kỳ đài Phú văn Lâu lá quốc kỳ không còn đó nữa. Thay vào đó là một lá cờ gồm 3 mảnh: Hai mảnh hai bên màu xanh nhạt, mảnh giữa màu đỏ có ngôi sao vàng. Dân chúng Huế cứ ngỡ là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thật tình không phải, cờ MTGPMN chỉ có 2 mảnh, một mảnh màu xanh nhạt, một mảnh màu đỏ giữa có ngôi sao vàng. Lá cờ treo trên Kỳ Đài Ngọ Môn là cờ của Liên Minh các Lực Lượng Dân tộc, Dân Chủ và Hòa Bình.

Ngày mồng hai Tết, dân Huế bắt đầu chạy giặc từ 7 giờ sáng. Họ bỏ lại tất cả để chạy trốn. Nhà cửa tài sản bỏ lại đã đành, ngay quần áo cũng không kịp mang theo, thức ăn, nuớc uống cũng quên, chỉ mong rời khỏi nhà càng sớm càng tốt. Già trẻ, lớn bé, cha mẹ, con cái dắt dìu nhau tìm đường chạy trốn. Bọn Việt Cộng nổ súng vào đoàn người đang hỗn loạn, hốt hoảng chạy tìm nơi bình yên trú ẩn. Thây người ngã ngục, máu đào dân lành tuôn rơi, tô đỏ cờ sao vàng của đảng Cộng Sản Việt Nam.

-Tại vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm dân chúng kéo nhau chạy trốn lên vùng nhà máy nước Vạn Niên gần đồi thông Quảng Tế sát cạnh chùa Từ Hiếu.Có nhiều đòan người chỉ đi được nửa đường thì bị bọn Việt Cộng pháo kích chận lại, nên đành phải quay trở về.

- Tại làng Phú Cam, lực lượng địch đã vây kín, dân chúng kéo nhau vào trú ẩn tại nhà thờ chánh tòa Phủ Cam.

- Riêng tại Quận III Thị xã Huế, từng đòan người từ vùng cầu Kho Rèn, dọc đường Phan Đình Phùng, vùng An Cựu và xóm đạo dòng Chúa Cứu Thế, kéo nhau chạy trốn vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, trường trung học Thiên Hựu..

- Dân cư vùng cầu số 7, vùng Hàng Me, khu vực Đập Đá, khu trường trung học Nguyễn Tri Phuơng kéo chạy vào trú tại trường trung học Kiễu Mẫu nằm sát cạnh Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế và BCH/Tiểu Khu.
- Tại Quận II thị xã Huế, một số ít dân chúng chạy trốn vào chùa Diệu Đế, chùa Ông, chùa Áo Vàng, trường trung học Gia Hội, đại đa số dân chúng còn lại trốn tại nhà.

- Tại Quận I thị xã Huế, dân chúng đều tìm đường chạy trốn về trú ẩn vùng Câu Kho, Mang Cá nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đòan I Bộ Binh của Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng che chở cho họ.

Trời đất như báo hiệu cho biết những ngày tang tóc của Huế đã bắt đầu đến. Không như năm trước, năm nay trời trở lạnh nhiều và cơn mưa phùn đã bắt từ ngày mồng hai Tết, kéo dài trong suốt 26 ngày, thời gian chiến cuộc tại Huế. Bầu trời u ám , mây xám đặc phủ cả thành phố. Huế trong cơn mưa lạnh giá buốt của đất trời, và trong nỗi sợ kinh hãi của người dân đang chạy giặc.

Súng nổ từ khuya đến suốt ngày mồng hai Tết, và vẫn tiếp tục nổ…Lâu lâu trên bầu trời xám xuất hiện một chiếc máy bay quan sát L-19, hoặc môt chiếc trực thăng bay thật cao lạc lõng giữa bầu trời cố đô Huế, lập tức hằng lọat súng của Việt Cộng từ mọi nơi trong thành phố bắn lên máy bay. Hằng trăm, hằng ngàn lọat đạn nổ rền làm tăng thêm nỗi thất vọng của mọi người.
Trong khi lực luợng quân sự của Việt Cộng đang tấn công vào những vị trí quan trọng trong thành phố, thì bộ phận chính trị, an ninh của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Quân Khu Trị Thiên-Huế phối hợp với ban An ninh Tỉnh Ủy, Thị Ủy Thừa Thiên-Huế cùng đám Việt Cộng nằm vùng bắt đầu tắm máu, tàn sát dân Huế.
Toàn bộ lực luợng an ninh do hai cán bộ cấp Khu chỉ huy là Tống Hoàng Nguyên, và phụ tá là Đại tá Công An Nguyên Đình Bảy tức Bảy Lanh .

Về chính trị, thành ủy viên Hòang Kim Loan và Hoàng Lanh phụ trách thành lập chính quyền Cach Mạng tại Huế và phát động quần chúng thực hiện cuộc “tổng nổi dậy”.
Cả hai nhóm an ninh và chính trị nầy hoạt động song hành và kết hợp với lực lượng cơ sở nội thành gồm thành phần trí thức , sinh viên, những thành phần đã từng tham gia trong phong trào dấy lọan của ông Trí Quang, Đôn Hậu vào năm 1966. Những thành phần nầy tạo thành một lực luợng hùng hậu và sắt máu nhất, bọn chúng đã tàn sát dân Huế không một chút nuơng tay.

Ngay từ rạng sáng ngày mồng hai Tết, lực lượng an ninh Khu Ủy Trị Thiên và tỉnh thị ủy Thừa Thiên-Huế đã bắt một số ngừoi mà bọn chúng đã có sẵn danh sách và đem giam tại Tòa Đại Biểu chính phủ VNCH tại đường Lê Lợi thuộc Quận III thị Xã Huế.
Sáng ngày mồng ba Tết tức ngày 3 tháng 2 năm 1968 dương lịch, Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Hoàng Kim Loan, nhận lệnh trực tiếp từ Lê Chưởng, chính ủy mặt trận Huế bắt đầu thi hành Nghị quyết của Bộ chính trị là “tổng nổi dậy, thiết lập chính quyền cách mạng”. Thành lập mặt trận thứ 2 lấy tên là Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình [Mặt trận thứ nhất là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam] và lùng diệt, truy quét thành phần ác ôn, tàn binh “ngụy”, Công an Cảnh sát “ngụy”, các thành phần tay sai làm cho tình báo CIA.
Đây là những chi tiết được biết sau nầy theo lời khai của Thành ủy viên Hòang Kim Loan bị Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế bắt vào mùa hè đỏ lửa tháng 5/1972.

Phân công của các cán bộ Việt Cộng
1- Thành lập chính quyền cách mạng cấp quận, tỉnh và chuẩn bị “tổng nổi dậy” người lãnh đạo và phụ trách hai công tác nầy là Thành ủy viên Hòang Kim Loan và Hòang Lanh.
Sáng ngày mồng hai Tết, sau buổi mít tinh tại Quận I và Quận II ,với đám cơ sở nằm vùng, Hòang kim Loan và Hòang Lanh để cử hai cơ sở nằm vùng của bọn chúng nắm giữ chức vụ Ủy ban Nhân dân Cách mạng Quận I và II:

1- Nguyễn Hữu Vấn, giáo sư trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ làm chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Cách mạng Quận I

2- Nguyễn Thiết chủ tịch UBCM quận II.
Nguyễn Thiết vuợt tuyến vào Nam nắm 1957. Sau đó học luật. Thành viên trong ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Đại học Huế. Là Cán bộ Cộng Sản nằm vùng trong Tổng Hội Sinh viên Đại Học Huế từ lâu.

3- Tại Quận III.
Đại Tá Công An Nguyễn đình Bảy tự Bảy Lanh kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch ủy ban Nhân dân Cách mạng Quận III.

4- Chính quyền Ủy Ban Nhân dân Cách mạng tỉnh.
- Chủ tịch ủy ban Nhân dân Cách Mạng Thừa Thiên –Huế : Giáo sư Nhân chủng học thuộc viên Đại Học Huế, Lê văn Hảo.
Lê văn Hảo là một trong những thành phần tranh đấu tích cực của ông Thích Trí Quang vào năm 1966.
Giáo sư Lê văn Hảo là cơ sở Trí vận dứới sự điều khiển của Thành ủy viên Hòang Kim Loan.
- Phó chủ tịch là bà Đào thị Yến tức bà Tuần Chi, nguyên hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh Huế, cũng là cơ sở trí vận dưới quyền điều khiển của Hoang Kim Loan.
- Đồng phó chủ tịch là thường vụ Thành ủy Hòang Phương Thảo.

Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình tại Huế
- Chủ tịch : Giáo sư Lê Văn Hảo.
- Phó chủ tịch: Thích Đôn Hậu.
Thích Đôn Hậu là cơ sở tôn giáo vận của thanh ủy viên Hoang Kim Loan.
Thích Đôn Hậu trù trì chùa Linh Mụ, là Chánh Đại Diện Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh.
- Tổng thư ký: Giáo sư Hoang Phủ Ngọc Tuờng
- Phụ trách học Sinh Sinh Viên, các thành phần trí thức : Nguyễn Đắc Xuân.

Theo đài phát thanh Hà Nội, phát đi bản tin vào ngày mồng 3 Tết, tức là ngày 1tháng 2 năm 1968 thì đây là một lực lượng kết hợp nhân sĩ, trí` thức, học sinh, sinh viên và tôn giáo[Phật Giáo] yêu nước vừa mới thành lập tại Huế nhằm đứng dậy chống đế quốc Mỹ và đám tay sai bọn “ ngụy quân, ngụy quyền”.
Lùng, diệt, truy quét ác ôn, tàn binh “ngụy”, tay sai CIA.
Ngoài ra, thi hành chỉ thị của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và Lê Chưởng Chính Ủy mặt trận Huế, Tống Hòang Nguyên
Trưởng ban An Ninh Quân Khu Trị Thiên, và Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy trưởng Ban An Ninh Thưa Thiên-Huế đã ra lệnh cho Nguyễn Đắc Xuân thành lập 3 lực luợng để phối hợp hành động với ban An Ninh Khu và Tỉnh, Thị là:
1- Lực Luợng Nghĩa Binh Cảnh Sát.
2- Lực lượng Nghĩa Binh Quân Nhân
3- Các Đội Tự Vệ thành.

- Lực Lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát.
Nguyễn Đắc Xuân giao lực lượng nầy cho Ông Nguyễn văn Cán nguyên Ty CSQG thị xã Huế chỉ huy. Cũng cần phải nói rõ thêm, Nguyên Văn Cán ngạch Quận Trưởng Cảnh Sát VNCH. Là tay chân thân cận của Ông Thích Trí Quang, trong suốt thời gian tranh đấu của Thích Trí Quang và 1966, Quận Cán được bổ nhiệm trưởng Ty CSQG thị xã Huế.
Quận truởng CSQG nguyễn văn Cán cũng là cơ sở Việt Cộng nội thành Trung Tá điệp viên Cộng Sản Hòang Kim Loan là cán bộ điều khiển của Quận Cán. Ngoài ra theo lời khai của Hoàng Kim Loan, chính y và thành ủy viên Hoàng Lanh cũng đã nhiều lần trú ngụ tại nhà Quận Cán.
Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát chỉ là hữu danh vô thực trong suốt thời gian Việt Cộng chiến Huế chẳng quy tụ được nhân viên Cảnh sát nào cả..

- Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân
Nguyễn Đắc Xuân giao cho Đại Úy Nguyễn Văn Lợi Sĩ quan QLVNCH. Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân nầy ngòai Đại Úy Lợi ra còn có được khỏang 10 tên Lao công đào binh gia nhập.
Chúng tôi không có một tin tức nào ghi nhận mọi họat đông của hai lực lương nầy trong thời gian đó.

- Đội tự vệ Thành
Trực tiếp chỉ huy là Nguyễn Đắc Xuân, đoàn viên là những thành phần tranh đấu trong vụ tranh dấu 1966 của ông Thích Trí Quang, một số thóat ly lên mật khu vào tháng 6, 7/1966 khi phong trào tranh dấu của ông Thích Trí Quang thất bại, một số bị bắt ở tù ra tái hoạt động trở lại, số khác là cơ sở nằm vùng trong mọi thành phần quần chúng tại Huế như: Giáo sư , học sinh, sinh viên , tiểu thuơng v.v…

Đội tự vệ Thành của Nguyễn Đắc Xuân là lực luợng nguy hiểm nhất, bọn chúng phụ trách chỉ điểm, bắt bớ và hành quyết dân chúng , dân, quan, cán, chính VNCH .
Hầu hết những người bị bắt, bì hành hình, bị bắn, bị chôn sống trong thành phố suốt 26 ngày đều do Nguyễn Đắc Xuân và lực lượng của y thực hiện theo chỉ thị của đảng CSVN

Tóm lại, Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát, Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân, Lực Luợng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình mà Hồ chí Minh và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam trình làng quốc nội và quốc tế trong tết Mậu Thân tại Huế với 2 mục đích rõ rệt:

1- Dùng các lực lượng nầy để lôi cuốn quần chúng Huế tham gia vào cuộc “Tổng nổi dậy”.. Một hình thức như năm 1966 khi bọn chúng kết hợp với Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu gây ra vụ biến động miền Trung. Còn nhớ bọn chúng và Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân đã thành lập Chiến đòan Quân Nhân Phật Tử Nguyễn Đại Thức, lực lượng Cảnh Sát Phật Tử, lực lượng Học Sinh, Sinh Viên Quyết Tử v.v…Tóm lại là bình mới nhưng rượu cũ.

2- Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã tráo trở bỉ ổi đánh lừa dư luận quốc tế:
Đã có cuộc Tổng nổi dậy tại Huế, dân chúng đã tự động thành lập các lực lượng trên, đã tham gia đông đảo từ quần chúng, trí thức ,sinh viên, đến Quân Đội, Cảnh Sát Quốc Gia, tất cả đồng đứng lên chống Chính phủ trung ương Saigòn, chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Nhưng ông Hồ và đảng Cộng Sản Việt Nam đã uớc tính và đánh giá sai lầm nên đã bị thất bại nặng nề trong âm mưu nầy: Dân chúng miền Nam thấy rõ, Quốc tế thấy rõ, Huế chẳng có cuộc Tổng nổi dậy nào của quần chúng Huế trong Tết Mậu Thân 1968, mà lực lượng Quân Đội Nhân Dân, quân Giải Phóng, của ông Hồ đến vùng nào, chiếm vùng nào thì dân Huế kinh sợ bỏ trốn, rời khỏi vùng đó bằng mọi giá.

Thất bại vì không thể lôi cuốn dân chúng Huế theo chúng, không thể phát động cuộc Tổng nỗi dậy, Ông Hồ và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định áp dụng “Bạo lực Cách mạng” hay “Bạo lực đỏ” để hăm dọa , trừng trị dân chúng Huế.

Trách nhiện thi hành Bạo lực Cách mạng được giao cho Ban An ninh Quân Khu Trị Thiên, ban An ninh Tỉnh Thị ủy Thừa Thiên-Huế, hai cơ quan an ninh nầy phối hợp chặt chẽ với các Đội Tự Vệ Khu Phố do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, đòan viên của các đội Tự Vệ, những thành phần chủ chốt và sắt máu gồm có:

1- Các cơ sở nằm vùng từ lâu trong quần chúng thuộc các Quận I, II, III trong thành phố Huế.
2- Các thành phần trong Phong Trào Tranh Đấu Phật Giáo năm 1966 của ông Thích Trí Quang đã thoát ly lên mật khu nay trở lại thành phố.
3- Những cơ sở bí mật nội thành như:
- Hòang Phủ Ngọc Tường Giáo Sư Quốc Học
-Hòang Phủ Ngọc Phan, Sinh viên Y Khoa Đại học Huế.
- Nguyên Đóa cựu Giám thị trường Quốpc Học
- Nguyễn Thị Đoan Trinh [con gái của Nguyên Đóa] Sinh viên Duợc Khoa Đại Học Sàigon.
- Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư Trường Trung Học Bồ Đề[ Con rể của Nguyễn Đóa]
- Nguyễn Thúc Tuân nhân viên nhà thuốc Tây Tràng Tiền, Huynh Trưởng Hướng Đạo
- Lê hữu Dũng sinh viên đại học Sàigon, con trai của Lê Hữu Tý cơ sở kinh tài thuộc Thành Ủy Huế.
- Nguyễn Tròn bồi bàn tiệm ăn Quốc Tế tại đường Phan bội Châu, Huế.
- Nguyễn Bé, thợ nề tại Quân II thị xã Huế.
- Tên Gù tại tiệm bán thuốc lá cẩm lệ, Quận II thị xã Huế.
- Tên Trần Văn Linh, tức tên thầy bói toán Diệu Linh thuộc Quân II thị xã Huế.
- Chũ Tiêm thuốc Bắc Thiên Tuờng và hai người con trai là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn.
Và… còn quá nhiều…. mà trí nhớ tôi không đủ sức nhớ hết.

Các Đội Tự Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân duợc rải đều khắp 3 quận, đặc biệt là Quận I, và Quận II thị xã Huế. Đây là một lực luợng sắt máu và tàn bạo nhất, bọn chúng chính là thủ phạm của những vụ chỉ điềm, bắt bớ, sát hại hằng trăm, hàng ngàn đồng bào vô tội ở Huế.
Những nhân vật chủ chốt trong việc thi hành lệnh “Bạo Lực Cách Mạng hay Bạo Lực Đỏ” gồm:

1- Lê Chưởng Chính Ủy mặt Trận Huế
2- Đại Tá Lê Tư Minh Tư Lệnh mặt trận Huế.
3-Tống Hòang Nguyên: Trưởng Ban An Ninh Quân Khu Trị Thiên
4- Đại Tá Công an VC Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh Trưởng ban an ninh tỉnh thị ủy Thừa Thiên –Huê.
5- Trung Tá điệp Viên Hoàng Kim Loan, thành ủy viên Thành ủy Huế.
6- Hoang Lanh Thanh Ủy viên thành ủy Huế.
7- Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Tổng thư Ký lực lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Binh.
8- Nguyễn Đắc Xuân, phụ trách học sinh, sinh viên, thành phần trí thức của lực lượng Liên Minh Dân Chũ dân Tộc Hòa Bình.
8- Nguyễn Thiết Chủ tịch Quận II.
9- Nguyễn Hữu Vấn, chủ tịch Quân I.
Kế hoặch được chia làm 3 giai đọan hết sức tinh vi:

Giai đọan I: Đợt trình diện lần thứ I
Đại lực lượng nầy chia thành nhiều toán nhỏ rải đều trong 3 quận thành phố Huế, bọn chúng đi lục sóat từng nhà , từng gia đình, kêu gọi tàn binh, Ngụy quân, Ngụy quyền, Cảnh sát, Công An Ngụy ra trình diện và giao nạp vũ khí để được khoan hồng.
Ngòai ra trong khi lục sóat từng gia đình bọn chúng đã bắt một số người mà bọn chúng đã có danh sách từ truớc.
Trong đợt trình diện lần thứ I nầy, đã có một số ít công chức , quân nhân, CSQG trốn tại nhà đã ra trình diện. Họ được bọn chúng cấp giấy đã trình diện và có quyền đi lại trong khu vực, từng người một nhận giấy chứng nhận ra về, chẳng gặp trở ngại nào cả.

Giai đoạn II: Đợt trình diện lần thứ II
Lời kêu gọi trình diện và giao nạp vũ khí vẫn tiếp tục, những ngừoi còn trốn chưa ra trình diện thấy những kẻ đã trình diện đợt I bình yên vô sự trở về nhà, lại còn được cấp giấy tự do đi lại n nên họ theo ra trình diện và họ cũng đã được bọn chúng cấp cho một giấy như vậy và cũng đã được bọn chúng cho tự do yên ổn trở về nhà.

Giai Đọan III: Đợt trình diện lần thứ III
Những người còn nghi ngờ lẩn trốn chưa ra trình diện hai lần trước, nay thấy hai đợt trình diện vùa rồi mọi người đều được tự do ra về và con được cấp giấy đi lại trong vùng, vì vậy họ không còn nghi ngờ gì nữa nên quyết định ra trình diện.
Cũng như hai đợt trước, họ được bọn chúng cấp giấy và tự do ra về…

Thế nhưng, tất cả đã lầm, tất cả đã lọt vào bẫy của bọn chúng …
Chỉ vài ngày sau, lực luơng an ninh, cơ sở nằm đi lục xét từng nhà và yêu cầu những ai đã đi trình diện trong ba đợt vừa rồi phải trình diện tại các địa đểm trong thành phố mà chúng đã ân định để học tập.

Tin tuởng như ba đợt trình diện vừa rồi, đi rồi lại về, mọi người kéo nhau đi…
Nhưng rồi, vợ con trông đợi, cha mẹ mong chờ. Đêm qua đêm, ngày qua ngày, tháng qua tháng, những người ra đi sẽ không bao giờ trở lại…Vĩnh viễn không trở lại, ngàn đời vĩnh biệt…

Tất cả đã chết, Tất cả đã bị chôn sống, tất cả đã bị bọn Việt Cộng không dùng súng đạn, mà dùng vật cứng đánh vào đầu và lấp xuống hầm sâu hố cạn tại một vài nơi trong thành phố Huế và một số lớn tại các quận Huơng Trà, Phú Vang, Phú Thứ, Huơng Thủy, Nam Hòa v.v…

Tất cả nạn nhân Mậu Thân họ đã không may mắn được chết như Trịnh Công Sơn viết trong bài hát phản chiến: “Không hận thù nằm chết như mơ”, mà họ đã chết trong tư thế hai tay bị tróibằng đủ tất cả các loại dây, dây điện thọai, dây kẽm gai, bị nghẹt thở và chết trong nỗi hãi hùng, uất hận tột độ.
Tôi chợt nhớ đến hai bài hát Trịnh Công Sơn viết về Mậu Thân, mà từ ngày nó ra đời sau tết Mậu Thân đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn không tài nào hiểu nỗi tại sao nội dung của nó lại có nhiều điều mâu thuẫn như vậy, hay là tôi không đủ thâm thúy để hiểu? Đó là bài “ Hát trên những xác người” và bài” Bài ca dành cho những xác người”..
Trong 2 bài hát nầy, Trịnh Công Sơn không hề đá động gì đến thủ phạm đã gây ra cảnh tàn ác nầy, cũng như niềm đau của nó đối với thân nhân ở lại, và hậu quả của nó đối với đất nuớc, đối với lịch sử.
Từ nhỏ chúng ta đếu được dạy câu” một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, thì Trịnh Công Sơn lại thấy vui hiện tạivà những hứa hẹn trong tương lai qua hai bài hát về Mậu Thân như sau:
Mẹ vỗ tay reo mừng xác con”
“Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh”
“Chị vỗ tay hoan hô hòa bình”
Mẹ reo mừng xác con? Thật vậy sao? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!

Là phó Trưởng Ty CSĐB có mặt trong cuộc chiến Mậu Thân1968 và sau đó chỉ huy công tác điều tra tội ác giết người của Cộng Sản lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy toàn những người mẹ già, trẻ, gào thét ngất lịm bên xác con, chồng, thân nhân, trong không gian u ám, chết chóc kinh hoàng của Huế, Mậu Thân 1968.
Trịng Công Sơn ông ta đã chứng kiến cả trời, cả đất, cả người xứ Huế sụt sùi trong bi thảm như sau:
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người, tôi đã thấy,trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn,..Chiều đi qua Bãi Dâu hát trên những xác người tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em”
Và rồi nữa:
“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co…Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh nầy, bên xác người già yếu, có xác còn ngây thơ. Xác nào là em tôi dưới hố hầm nầy, trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai. Xác người nằm bên nhau, treo trên gầm cầu, trong góc nhà đổ nát, dưới những hào thông sâu. Xác người còn xương khô, trong khắp bụi bờ, sau những hè phố vắng, trên dốc đường mấp mô…
Trịnh công Sơn đã ghi nhận cảnh tượng Mậu Thân tại Huế một cách chính xác, nhưng cảm xúc của cá nhân ông trước tai họa nầy lại là điều tôi mãi mãi băn khoăn thắc mắc: Những chết chóc gây ra bởi Cộng Sản tại Huế là tiền đề cho mùa xuân? Để nuôi thơm và thêm hơi cho đất? cho mạ tươi reo vui? Theo ông cái chết của đồng bào Huế ngày nào đó là những hy sinh cho mai hậu? cho đường đi tới? cho tương lai? Tương lai nào đây? Tuơng lai sống với Cộng Sản chủ nghĩa, thế giới đại đồng? Hả ông Trịnh Công Sơn?
Không thể chấp nhận rằng cái chết của những ngưởi dân vô tội bởi bàn tay Cộng Sản trong tết Mậu Thân 1968 là những hy sinh để cho đất nước có được tương lai tươi sáng, như nội dung bài hát của ông. Điều nầy cũng chẳng khác nào bọn Cộng Sản nói rằng, những cái chết của những thanh niên miền Bắc theo lệnh Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản vào miền Nam là những hy sinh cho đất nước. Thực chất đó là những cái chết oan khiên, bị lừa bịp, chỉ nhằm đem lại quyền lực cho bọn mưu đồ tội ác, và bán nước.
Trịnh Công Sơn viết:
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày, Việt Nam ơi, xac thêm hơi cho đất ngày mai, đường đi tới, dù chông gai đã có người.
Ngày mai đây xác lên cây trên khắp ruộng nầy, ngày mai đây, xác reo vui những khóm mạ tươi, đồng lúa mới, người ra đi, dựng tương lai, với tay đầy…”
Tôi suy nghĩ mãi ngần ấy năm, vẫn không sao hiểu được. Hàng ngàn cái chết thê thảm như thế lại có thể làm niềm vui và tương lai đất nước? Làm sao có thể cắt nghĩa cho sự tương quan giữa cái chết thê thảm của tổng cộng 5.327 nạn nhân và sự hoang tàn của Huế là tiền đề để họ Trịnh phấn khởi mai sau?
Ai có thể luận giải giùm?
Trong cái mớ tư tưởng lập lờ ám muội đó, tôi không rõ ông ta muốn nói ai, phía nào là phía “vỗ tay cho thêm thù hận”? phía nào là phía “vỗ tay xa dần ăn năn”? phải chăng với ngôn ngữ mập mờ nầy, ông muốn cùng phe với đám cộng sản Bắc Việt và cộng sản nằm vùng, bạn của ông như Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hòang Phủ, Ngô Kha v.v… đổ tội cho VNCH chăng ? bởi vì chính cộng sản và đám nằm vùng ở Huế đã tỉnh bơ, bóp méo, cáo buộc vụ tàn sát dã man, tồi tệ nầy cho quân đội VNCH, cho bom đạn của Mỹ Ngụy. Tôi có lời khuyên với bọn cộng sản chính thống và bọn Việt Cộng đầy tớ nằm vùng ở Huế rằng, nếu có điêu ngoa, thì hãy điêu ngoa như thế nầy mới là sư tổ: “ Các quân nhân VNCH đã đập đầu chôn sống đồng bào Huế.”
Thực tế, không ai khác hơn là đám VC nằm vùng của Trịnh Công Sơn như: Anh em Hoàng Phủ, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Khắc Cầm, Hòang văn Giàu, Tôn Thất dương Tiềm, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…là những thủ phạm trực tiếp nhúng tay vào máu đồng bào Huế. Nhưng điều đau lòng hơn nữa là sau biến cố thê thảm nầy, Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục giao du và nối giáo cho cộng sản.
Trịnh Công Sơn đã thóa mạ đời sống tại miền Nam là nghẹt thở và phi nghĩa, ước ao có ngày thấy được chủ nghĩa cộng sản hòan hảo trên quê hương qua lá thư Trịnh gởi cho Ngô Kha, giao cho Nguyễn Khắc Cầm đăng lén trên báo “Đứng Dậy” của cái gọi là “thành phần thứ ba”. Trịnh Công Sơn đã đau đớn thương tiếc tên VC nằm vùng bị mất tích Ngô Kha, nhưng số phận của 5.327 thường dân vô tội bị bọn chúng thảm sát và 1200 người bị bọn chúng bắt đi mất tích trong Mậu Thân 1968 sao không thấy nói đến? Có chăng chỉ là điều Trịnh Công Sơn nói nguợc:” Mẹ vỗ tay reo mừng xác con”.
Tóm lại, câu hát “ người vỗ tay cho thêm hận thù, người vỗ tay xa dần ăn năn”, có lẽ ông muốn dành cho đối thủ của ông những người cầm súng chiến đấu chống lại các ông để bảo vệ dân lành, bảo vệ đất nước khỏi thảm họa Cộng Sản, chứ tôi không nghĩ rằng những câu hát đó ông dành cho các đồng chí của ông.
Cũng trong thời gian nầy, tại vùng Bến Ngự, Từ Đàm, Nam Giao, đại đa số dân chúng chạy ra khỏỉ nhà, đều bị Việt Cộng bắn chận đẩy lui, đành trốn tại nhà. Lực lượng an ninh của Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh và đám cơ sở nằm vùng lục xét từng nhà một, bắt và dẫn đi một số người. Dân chúng đã nhận diện rõ những tên nằm vùng thật nguy hiểm như tên Nguyễn Tú một võ sư môn phái Thiếu Lâm, nhà ở sát lăng vua Tự Đức, gần đồi Vọng Cảnh.
Tên thứ hai là Cửu Diên và con trai của y là một sĩ quan Thiếu úy QLVNCH đào ngũ theo VC truớc Tết Mậu Thân cả hai cha con tên nầy dều ở trong lực luợng của Bảy Lanh. Trong số những người bị hai tên Tú và Diên bắt dẫn đi có hai ông là Tôn Thất Hậu, Chủ tiệm chụp hình Tự Do tại gần chùa Từ Đàm, và Ông Nguyễn văn Nhẫn chủ tiệm hớt tóc cũng ở gần đó, Hai ông Tôn Thất Hậu, và Nguyễn văn Nhẫn là bạn rất thân của tên Cửu Diên và tên Tú vậy mà sau Mậu Thân, thân nhân hai ông nầy đã tìm ra xác của hai ông bị chôn sống tại vùng chùa Từ Hiếu.

- Cũng tại vùng Từ Đàm, Bến Ngự, hai người cháu nội của Cụ Phan Bội Châu là Đại úy Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiện Cầu, và Phan Thiện Tuờng cũng bị bọn chúng chôn sống. Oái ăm thay trong khi đó anh ruột của Đại úy Phan thiện Cầu và Phan Thiện Tường là Đại Tá Việt Cộng Phan Thiện Cơ đang là Tư Lệnh mặt trận ở Tây Nguyên.

Đại Tá VC Phan Thiện Cơ, Ông nghĩ gì khi các đồng chí của ông bắt hai ngừoi em của ông đem đi chôn sống? Hay đó cũng là những thường tình trong phong tục tập quán văn hóa của đảng? Ông noi gương của đồng chí Trường Chinh? Dưới ánh sáng soi đường của đảng, thì cha mẹ còn chưa kể , xá gì anh em phải không ông?

Năm 1973 đại tá Phan thiện Cơ là thành viên trong ủy ban kiễn sóat đình chiến tại Tân Sơn Nhất, Saigòn.

- Cũng tại vùng Từ Đàm, Ông Võ Thanh Minh một trong những huynh trưởng Huớng Đạo kỳ cựu, người mà vào năm 1954 dã dựng lều bên hồ Geneve ngồi thổi sáo phản đối hiệp định chia đôi đất nuớc cũng bị Việt Cộng bắt dẫn đi chôn sống.

- Tại vùng gần chùa Tuờng Vân, Ông Lê Hữu Bôi chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, là sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ra ăn Tết ở Huế cũng bị Việt Cộng bắt đi chôn sống vì nghi ông Bôi làm cho CIA.

- Tại vùng Cầu Lòn, Thầy Lê văn Thi nguyên giáo sư Quốc Học, sau đó du học Mỹ, đậu PhD về nguyên tử lực về nuớc phục vụ tại lò nguyên tử Đà Lạt, ra Huế ăn Tết bị VC bắt đi chôn sống vì tội là chuyên viên nguyên tử, khi bọn chúng bắt thầy Thi, phụ thân của thầy can thiệp cũng bị bọn chúng bắt luôn, sau đó gia đình đã tìm ra xác của thầy và ông cụ bị chôn sống gần xã Thủy Xuân.

Tóm lại, tại vùng Bến Ngự, Từ Đàm, Trường Cửi, Nam Giao, Thủy Xuân, Lịch Đợi, Cầu Lòn số nạn nhân bị chôn sống khỏang hơn 200 người.

- Tại nhà thờ Phủ Cam, sau một thời gian vây kín làng Phủ Cam, cuối cùng bọn VC tấn công và xông thẳng vào nhà thờ, bắt đi khoảng 300 thanh niên, dẫn lên giam giữ tại Chùa Từ Đàm. Mãi đến ngày 19 tháng 9 năm 1969 lực luợng hành quân của QLVNCH đã phát giác ra được 428 xác chết tại khe Đá Mài và vùng lân cận, trong đó, sau khi xác nhận, chứng thật có 300 xác của 300 thanh niên Phủ Cam đã bị VC bắt và dẫn đi.

- Tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, gần khu An Cựu thuộc Quận III thị xã Huế có khỏang trên 500 đồng bào đang lánh nạn tại đó. Các đơn vị an ninh của đại tá Công An Bảy Lanh, các cơ sở nằm vùng như cha con ông Thiên Tuờng, đoàn viên tự vệ khu phố của Nguyễn Đắc Xuân tràn vào khu nhà thờ thanh lọc đồng bào, bắt và dẫn đi khỏang 300 người, trong đó có Thượng Nghị sĩ Trần Điền.
300 người bị bắt nầy đã không bao giờ trở về với gia đình tất cả đã bị chôn sống tại vùng Lăng Xã Bàu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, trong đó có Thượng Nghị Sĩ Trần Điền.
- Trường trung học Thiên Hựu là nơi VC đặt bộ chỉ hụy nhẹ của Mặt trận cánh Nam do Đại Tá VC Thân Trọng Một chỉ huy, nơi đây cũng là chỗ Đại Tá Công An Việt Cộng dùng làm nơi giam giữ những nhân vật cao cấp hành chánh, quân sự của chính phủ VNCH mà bọn chúng bắt được. Điển hình là Ông Bảo Lộc, Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên bị giam giữ tại đây trước khi đưa ra Bắc.


trich --

Biến Động Miền Trung

Liên Thành

Phần 3


. . . . . .
2- Thành phần chống đối tích cực:
Các đảng phái chính trị quốc gia như:
  1. Việt Nam Quốc Dân Đảng.
  2. Đại Việt Cách Mạng của Ông Hà Thúc Ký.
Lực lượng nòng cốt của Đại Việt Cách Mạng tại Thừa Thiên-Huế là Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn do Thiếu Tá Nguyễn văn Lý làm Tỉnh Đoàn Trưởng. Ô ng là một lãnh tụ quan trọng và cao cấp của Đảng Đại Việt. Một nhân vật chống Cộng Sản tuyệt đối, nếu không nói là quá khích.
Tỉnh đoàn Xây Dựng Nông Thôn đã góp công lớn trong việc dẹp loạn Miền Trung. Họ tung nhân viên tham gia vào Lực Lượng Tranh Đấu thu thập tin tức, thiết lập hồ sơ những thanh phần quá khích cung cấp cho đơn vị hành quân dẹp loạn.
Cũng không thể không nói đến một góp sức không nhỏ cho việc dẹp loạn Miền Trung là Cơ Quan Dân Ý Vụ. Đây là một cơ quan được thành lập vào năm 1965, phụ trách về Tình Báo Nhân Dân, lãnh lương từ ngân sách Viện Trợ. Chỉ Huy Trưởng cơ Quan này là ông Trần Đông Hoài, một giáo sư dạy Pháp Văn tại trường Trung Học Thiên Hựu, nói ngoại ngữ Anh và Pháp giống như người ngoại quốc. Mặc dầu là một nhà giáo, nhưng lại có thiên phú đặc biệt Tình báo. Cơ Quan Dân Ý Vụ cung cấp hầu hết các kế hoạch hành động của Lực lượng tranh đấu.
Ngoài ra, lực lượng quân sự chống lại cuộc nổi loạn miền Trung chỉ có 3 đơn vị nhỏ đó là:
1- Phía Bắc Thừa Thiên: Quận Quảng Điền do Đaị úy Trần Đức Anh làm Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng. Ông là thành viên cao cấp của Quốc Dân Đảng. Đại úy Anh dự định lập Khu Biệt lập Quảng Điền dùng lực lượng quân sự của Chi Khu chống lại đám dấy loạn Miền Trung. Công việc bại lộ Đại úy Anh phải đào tẩu vào Đà Nẵng trình diện Thiếu Tướng Tư Lênh Quân đoàn I, Trần Thanh Phong. Khi lực lượng hành quân của Chính phủ đổ quân ra Huế dẹp loạn, ông theo lực lượng hành quân ra Huế trở lại nhiệm sở cũ, chức vụ cũ. Sau đó, trong một cuộc đụng trận lớn với lực lượng Cộng Sản tại Quận lỵ Quảng Điền vào năm 1967, Đại úy Anh đã anh dũng đền nợ nước.
2- Phía Nam Thừa Thiên: Quận lỵ Hương Thủy nằm về phía Nam thành phố Huế. Bộ Chỉ Huy Quận và Chi Khu Hương Thủy nằm cạnh phi trường Phú Bài và căn cứ của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Phú Bài, cạnh quốc lộ I trên dường vào Đà Nẵng.
Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng là Thiếu Tá Tăng. Thiếu Tá Quận Trưởng Hương Thủy là một trong những đơn vị trưởng quân sự đầu tiên chống lại Phong Trào Tranh Đấu Miền Trung. Trong những ngày đầu của cuộc tranh đấu ông cho lực lượng quân sự Chi Khu bố trí và án ngữ ngay vùng Dạ Lê trên quốc lộ I, đồng thời ông cũng yêu cầu đơn vị TQLC Mỹ tại Phú Bài tăng phái 2 xe tăng M 48 chận ngay quốc lộ I vùng Dạ Lê, ngăn chặn không cho lực lượng tranh đấu từ thành phố Huế tràn xuống. Văn phòng Quận, Chi Khu Hương Thủy bấy giờ trở thành BCH của lực lượng chống Phong trào Tranh Đấu.
Trung Tá Phan Văn Khoa Tỉnh trưởng Tỉnh Thừa Thiên, Thị Trưởng Thị Xã Huế, kiêm Tiểu Khu Trưởng là vị Tỉnh Trưởng đầu tiên tại miền Trung chống lại phong trào tranh đấu, ông dời văn phòng Tỉnh Trưởng về quận Hương Thủy vì Tòa Hành Chánh Tỉnh đã bị đám mỗi loạn chiếm cứ.
BCH lực lượng chống tranh đấu hằng ngày tấp nập các phái đoàn của Chính phủ trung ương Saigòn bay ra hội họp, lãnh tụ các đảng phái Chính trị và nhiều phái đoàn quân sự cũng như tình báo Mỹ, họp với Trung Tá Tỉnh Trưởng bàn soạn kế hoạch tái chiếm lại thành phố Huế hiện đang nằm trong tay đám tranh đấu.
Tại Thành phố Huế, độc nhất còn lại BCH Tiểu khu Thừa Thiên chưa bị đám phản loạn chiếm cứ. BCH Tiểu Khu Thừa Thiên đóng gần Đài Phát Thanh Huế. Trung Tá Khoa giao cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Tố Trưởng Phòng II Tiểu Khu trấn giữ. Đám tranh đấu chưa dám chiếm Tiểu Khu vì đây là cơ quan Quân Sự.
Huế hoàn toàn bỏ trống, không còn chính quyền, thành phố nằm gọn trong tay đám tranh đấu Thích Trí Quang.
3- Phía Tây Thành Phố Huế: Lực lượng thứ 3 chống lại đám tranh đấu là Quận Nam Hòa nằm về phía Tây thành phố Huế. Quận Nam Hòa là một quận miền núi, mặc dầu chỉ cách thành phố Huế khoảng 12Km. Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng là Thiếu Tá Phạm Khắc Đạt. Phụ Tá Quận Trưởng kiêm Chi Khu Phó là tôi, Thiếu úy Liên Thành.
Thiếu Tá Phạm Khắc Đạt là vị chỉ huy đầu đời trong đời binh nghiệp của tôi. Ông là một sĩ quan trẻ cấp Thiếu Tá, nhưng ông có đủ khả năng quân sự vừa chiến thuật và chiến lược. Vốn là người Bắc nên rất tế nhị, cẩn trọng trong mọi vấn đề, mọi trường hợp. Trong những ngày đầu của cuộc dấy loạn Miền Trung, ông không chống mà cũng chẳng ngã về phong trào tranh đấu. Chỉ đứng khoanh tay nhìn thời cuộc. Cách hay nhất của ông là cáo bệnh giao hết mọi việc của Quận và Chi Khu cho tôi, mỗi buổi chiều lên xe Jeep về thành phố.
Lực lượng quân sự của Chi Khu Nam Hòa gồm có :
  • 200 Dân Vệ (sau gọi là Nghĩa Quân).
  • 2 Đại Đội tăng phái từ Tiểu Khu .
  • 1 Pháo Đội 105 ly tăng phái từ Sư Đoàn I BB
Tôi vừa là Chi Khu Phó vừa là Liên Đại Đội Trưởng.
Trong thời gian thành phố biểu tình lên đường, xuống đường thì tình hình địch tại Nam Hòa mỗi ngày mỗi nặng. Hai Đại Đội chạm địch liên miên, ngày nào cũng có binh sĩ bị thương hoặc tử thương.
Tôi còn nhớ vào một đêm trong tháng 3-1966 Đại đội do tôi chỉ huy đụng nặng với đơn vị Việt Cộng. Tôi gọi máy xin pháo đội 105 ly pháo binh Quận yểm trợ. Tọa độ xin tác xạ là 76.. .. bản đồ tỷ lệ 1/100,000 ba tràng đạn nổ chạm. Chỉ 5 phút sau pháo đội báo: Đạn đi, đợi hoài chẳng thấy đạn nổ mà chỉ nghe ba tràng đạn nổ từ xa vọng lại, rất xa tọa độ tôi xin.
Sáng hôm sau tôi kéo Đại Đội vượt nguồn hữu ngạn sông Hương trở về Quận, vừa đến chợ Tuần thì đại họa đến. Đại Đội tôi đụng đầu với một đoàn biểu tình của nhóm Tranh Đấu từ thành phố Huế kéo lên, toàn là Sinh Viên, Học Sinh đang đứng gần chợ Tuần. Họ la lớn, đả đảo Cần Lao đàn áp Phật Giáo bắn sập Chùa, giết hại Tăng Ni. Đoàn biểu tình kéo lại định vây đơn vị tôi vào giữa. Lính vừa đói vừa mệt lả, tôi cũng vậy. Tôi phản ứng rất nhanh nhưng mà dại. Tôi quay qua viên Thượng Sĩ Đại Đội ra lệnh rất nhanh: Đội Hình. Binh sĩ túa ra bố trí. Đoàn biểu tình thấy lính phản ứng nên lùi lại. Cũng may trong đám biểu tình có tiếng la lớn: khoan đã, đừng làm bậy, hắn là Liên Thành con thầy Trợ Cử (phụ thân tôi là một nhà giáo), cháu của Ngài Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết không phải Cần Lao đâu. Tiếng la đó phát xuất từ thằng bạn học cũ của tôi ở Trường Quốc Học và cũng ở cùng xóm Chùa Từ Đàm với tôi. Anh ta là Trần Văn Rô, Sinh Viên Đại Học Khoa Học. Tôi chưng hửng hỏi Trần văn Rô:
- Chuyện gì vậy ?
- Tối hôm qua mày bắn sập chùa Sư Nữ ở Cầu Lim, gần Đàn Nam Giao phải không? Rô trả lời,
- Có, tao có gọi pháo binh bắn yểm trợ, vì tụi tao đụng nặng với Việt Côïng, nhưng tụi tao đánh nhau bên kia sông, trong núi đâu phải bên này. Chuyện này tao vô can. Tôi trả lời Rô.
Đoàn biểu tình kéo về Huế. Trên đường về Quận tôi nghĩ mình ngu quá, ra lệnh cho binh sĩ dàn đội hình tác chiến, lỡ có người lính nào mất bình tĩnh bắn đại vào đám sinh viên biểu tình thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Khi về đến Quận đã thấy có phái đoàn điều tra của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo và ty Cảnh Sát hiện diện tại đó. Sự việc sáng tỏ. Tôi gọi bắn yểm trợ ở tọa độ 76. (trục hoành độ ). Nhưng vì cả pháo đội đang có sòng xì phé đến hồi gay cấn, lúc tôi gọi xin tác xạ, viên thượng sĩ già mắc dịch làm xạ bản tác xạ đang thua bạc, hấp tấp viết số 76 thành 70 có tí râu, nên trục hoành độ đã dời qua phiá đông 6 cây số, đạn rơi trúng phóc vào chùa Sư Nữ ở Cầu Lim. Cũng may chỉ sập 1 góc chùa, các vị Sư Nữ đêm đó kéo nhau ra giếng ngoài ruộng tắm giặt nên chẳng ai bị thương tích gì, thật hú hồn.
Những ngày kế tiếp, lính tại đơn vị mỗi ngày mỗi thưa dần, đa số đã bỏ súng tại đơn vị, trốn về Huế gia nhập chiến đoàn Nguyễn Đại Thức bảo vệ Thầy, bảo vệ đạo pháp đang lâm nguy. Số binh sĩ hiện diện tại đơn vị đa số là người Công Giáo và lính già. Cùng thời gian tôi nhận được công điện Hỏa Tốc của BCH Tiểu Khu Thừa Thiên: Yêu cầu quí đơn vị hạn chế tối đa đạn dược và điện trì cho máy truyền tin, vì không còn nhận được tiếp tế từ Quân Đoàn.
Thời gian đó tại mỗi Quận, Chi Khu đều có Văn Phòng Cố Vấn Mỹ. Viên cố vấn cho Chi Khu Nam Hòa tên Bob cấp bậc Thiếu tá. Tôi phải vận dụng tối đa công lực vừa miệng vừa tay xổ tiếng Mỹ với viên Thiếu Tá, cho ông ta biết tình trạng hiện tại và nói tôi muốn trốn vào Đà Nẵng trình diện Quân Đoàn.
- Anh không theo Tranh Đấu? Ông ta hỏi tôi.
- Như vậy có khác gì theo Việt Cộng. Tôi cười trả lời.
- Hỏi vậy thôi chứ tôi biết rõ Thiếu úy, tôi sẽ giúp Thiếu úy, tuy nhiên Thiếu úy cũng nên bàn với Thiếu Tá Quận Trưởng. Viên thiếu tá Mỹ nói.
- Tôi sẽ bàn với ông ta. Tôi nói. Trong khi đang đứng nói chuyện với tôi bỗng nhiên anh ta giật mình nói nhỏ với tôi:
- Thiếu úy, nhìn kìa. Tôi nhìn theo hướng tay ông ta chỉ về phía pháo đội 105 ly thì thấy cả hai khẩu pháo 105 ly đã quay hướng súng về phía Căn cứ Phú Bài từ hồi nào. Trong lúc đó tôi vẫn còn 1 Đại Đội đang hoạt động trong vùng trách nhiệm phía vùng núi bên kia sông, vùng núi Kim Phụng. Pháo đội phải quay súng về hướng đó để sẵn sàng tác xạ yểm trợ theo yêu cầu, tại sao lại quay hướng súng về Phú Bài. Tôi đang suy nghĩ thì viên Thiếu tá Mỹ nói ngay:
- Tôi nghĩ Pháo đội nầy đã theo lực lượng tranh đấu. Họ quay hướng súng về phía Phú Bài để tác xạ vào Sư Đoàn TQLC Mỹ của chúng tôi. Tôi sẽ báo ngay cho Bộ Chỉ Huy MACV. Nói xong ông ta đi vào văn phòng. Khoảng 30 phút sau đó Thiếu Tá Bob trở ra và mời tôi vào văn phòng của ông ta và nói ngay:
- Thiếu úy, mình phải chiếm hai khẩu súng nầy ngay lập tức. Bây giờ thì không thể xài tiếng Mỹ bằng miệng và bằng tay được nữa, mà phải xài tiếng Mỹ qua Thông dịch viên. Tôi hỏi viên Thiếu Tá:
- Thông dịch viên anh đâu, tôi cần hắn dịch rõ ràng vì chuyện quan trọng.
- Có ngay, Viên thiếu tá Mỹ nói. Và ông ta gọi viên trung sĩ Mỹ vào làm thông dịch. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì bao lâu nay tôi chưa từng nghe người trung sĩ Mỹ nầy nói một chữ tiếng Việt. Với giọng Bắc rất rõ ràng viên Trung Sĩ Mỹ nói:
- Thiếu tá chúng tôi cần Thiếu úy ra lệnh cho Pháo Đội quay hướng súng lên núi, nếu Pháo đội không chịu thì phải dùng vũ lực chiếm 2 khẩu súng này vì họ muốn tác xạ vào đơn vị TQLC của chúng tôi.
- Trong vòng 1 giờ nữa sẽ có một Trung Đội TQLC của chúng tôi đến đây giúp Thiếu úy. Viên Trung Sĩ nói tiếp.
Qua Thông dịch viên tôi nói với Thiếu Tá Bob:
- OK, nhưng để tôi cho mời Trung úy Pháo đội trưởng lên đây mình nói chuyện với ông ta trước để rõ sự việc như thế nào. Tôi không muốn phe mình bắn phe ta.
Chỉ trong vòng 10 phút sau Trung úy Pháo đội Trưởng đã có mặt. Tôi nói ngay:
- Ông hơn cấp bậc tôi, nhưng ông tăng phái cho tôi, lẽ dĩ nhiên phải dưới quyền chỉ huy và điều động của tôi. Xin Trung úy cho biết ai cho quay hướng súng về Phú Bài, trong khi đó tôi đang còn một đơn vị đang hành quân bên kia sông hướng núi Kim Phụng.
- Tôi nhận lệnh của Sư Đoàn quay súng về phía đó và đợi lệnh. Pháo đội trưởng chậm rải trả lời.
- Nếu có lệnh của Sư Đoàn Trung úy có bắn không? Tôi hỏi viên pháo đội trưởng.
- Không.
- Tại sao?
- Tôi không theo đám Tranh Đấu.
- Tôi tin trung úy. Bây giờ xin cho quay hướng súng trở lại. Nếu có ai báo cáo với Sư Đoàn trung úy cứ nói theo yêu cầu của Chi Khu vì họ cần tác xạ vào một số tọa độ khuấy rối trong đêm. Tôi nói tiếp với Trung úy Pháo Đội Trưởng.
- Ông yên tâm, tôi cho quay hướng súng lại ngay. Hai phần ba binh sĩ của pháo đội tôi đã trốn theo tranh đấu, số còn lại là đệ tử thân tín của tôi.
Trong khi tôi nói chuyện với Trung úy Pháo Đội Trưởng thì viên Hạ sĩ quan Mỹ đã dịch hết cho Thiếu Tá Bob nghe rồi. Tôi xoay qua viên Thiếu tá Mỹ hỏi ông cần nói gì với Trung úy không? Ông ta bắt tay Trung úy Pháo đội trưởng nói:
- Tôi tin ông, nhưng kể từ giờ phút nầy Chi Khu không cần Pháo binh của ông yểm trợ nữa. Pháo Binh của Sư Đoàn TQLC Hoa kỳ tại Phú Bài sẽ đảm trách. Chốc nữa, sẽ có 1 trung đội TQLC Hoa kỳ xuống đây, nếu có lộn xộn tôi sẽ cho lệnh trung đội nầy phá hủy ngay 2 khẩu 105 ly của Trung úy.
- Ok, Thiếu tá. Trung úy pháo đội trưởng nói. Mọi người cùng cười, tan hàng. Sáng hôm sau tôi về Huế gặp Thiếu Tá Quận trưởng, sau khi trình bày tình hình với ông tôi kết luận:
- Không còn gì nữa, lính đào ngũ theo tranh đấu. Đạn và điện trì cho máy truyền tin cũng cạn, lấy gì đánh nhau với Việt Cộng.
Tôi cho Ông biết ý định của tôi và tôi hỏi Ông:
- Thiếu Tá, ông đi không?
- Bao giờ?
- Ngày mai, 10 giờ sáng.
- Đi, sáng mai tôi lên Quận đi với anh.
Đúng 10 giờ sáng ngày hôm sau, trực thăng của Thiếu Tá Bob đón chúng tôi bay vào Quân Đoàn I trình diện Thiếu Tướng Tư Lệnh Trần Thanh Phong. Trước khi đi tôi nói với Thiếu úy Hành Trưởng ban 3:
- Anh coi nhà, tôi và Thiếu Tá Quận Trưởng và Thiếu Tá Bob đi họp hành quân với TQLC Mỹ sẽ về trong ngày. Khoảng 45 phút sau, chúng tôi đáp xuống sân bay trực thăng của BTL/ Quân Đoàn. Tại sân bay đã có một Trung Tá Mỹ đón chúng tôi và đưa thẳng vào phòng hội của BTL.
Người đầu tiên chúng tôi gặp là Đại úy Anh, Quận Trưởng Quận Quảng Điền, người đã chạy thoát khỏi cuộc lùng bắt của đám Sinh Viên Quyết tử tại Huế khi ông chống lại Phong trào Tranh Đấu của bọn chúng. Chúng tôi mừng rỡ ôm choàng nhau
Phòng hội có khoảng 30 sĩ quan cấp Tá trở lên vừa Việt, vừa Mỹ. Khoảng 5 phút sau Thiếu Tướng Tư Lệnh vào Phòng Hội. Sau phần trình bày tình hình tại Huế của Thiếu tá Quận Trưởng Nam Hòa Phạm Khắc Đạt, Thiếu Tướng tư Lệnh chỉ thị chúng tôi trở lại Huế. Thiếu Tá liên lạc với Trung Tá Tỉnh Trưởng Phan Văn Khoa hiện đang có mặt tại Quận Hương Thủy để nhận lệnh. Phần tôi trở lại Chi Khu Nam Hòa chỉ huy 2 đại đôi cơ hữu đợi lệnh. Hằng ngày Đại úy Anh sẽ liên lạc với tôi.
Chúng tôi chào từ giã Thiếu Tướng Tư Lệnh. Thiếu Tá Bob gặp chúng tôi ngay phòng hội cho biết 3 giờ sau sẽ gặp nhau tại bãi đáp trực thăng Quân Đoàn để trở về lại Huế.
Đại úy Anh chở chúng tôi đi ăn phở tại Đà Nẵng. Ông đưa cho tôi một đặc lệnh truyền tin và nhiều tần số liên lạc. Hàng ngày vào buổi sáng ông sẽ bay ra Nam Hòa và sẽ liên lạc với tôi để nhận báo cáo tình hình, ông dặn dò:
- Nói ngắn, gọn, đề phòng bọn nó vào tần số mình nghe lén. Mỗi ngày thay đổi tần số liên lạc như đã qui định. Chúng tôi trở lại Nam Hòa cùng ngày. Thiếu Tá Quận Trưởng về Hương Thủy gặp Trung Tá Tỉnh trưởng nhận lệnh hành động. Tôi tiếp tục ở lại quận.
Đầu tháng 5-1966, Thiếu Tá Đạt gọi tôi về gặp ông ta và Trung Tá Tỉnh Trưởng tại BCH/ chống Tranh Đấu tại Chi Khu Hương Thủy. Trung Tá Tỉnh trưởng hỏi tôi:
- Liên Thành, anh có liên hệ gia đình với Ngài Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết phải không ?
- Dạ đúng.
- Anh có người anh đi tu là Đại Đức Thích.. ..
- Dạ đúng.
- Anh có nhiều bạn trong đám sinh viên Đại Học Huế
- Dạ đúng.
- Vậy thì tốt, công tác nầy anh làm được, bọn Tranh Đấu không nghi ngờ. Đã đến lúc phải tắt tiếng Đài Phát Thanh tranh đấu của bọn chúng. Đài Phát Thanh Huế của Chính quyền bọn hắn chiếm bây giờ mình phải lấy lại.
- Dạ, với 2 Đại đội cơ hữu của em, em tấn công thẳng chiếm lại Đài Phát Thành Huế, không trở ngại. Tôi nói không suy nghĩ.
Trung Tá Tỉnh Trưởng và Thiếu Tá Đạt cùng cười. Tôi biết mình hố rồi. Trung Tá Tỉnh Trưởng nói :
- Tấn công cái... đầu của anh. Lính Sư Đoàn I và chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức bọn chúng xơi tái 2 Đại Đội của anh ngay. Vụ nầy chỉ có một mình anh làm mà thôi.
- Trung Tá nói vậy nghĩa là sao? Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Người Mỹ sẽ huấn luyện và chỉ cách cho anh.
Hai người Mỹ dân sự huấn luyện tôi trong hai ngày tại Căn Cứ Phú Bài, đủ để hiểu cách thức phá hoại bộ phận nào trong đám máy móc phát thanh của Đài Phát Thanh Huế. Ba ngày sau tôi trở về Huế, ghé thăm gia đình cởi bỏ đồ lính thay thường phục, ghé đài phát thanh Huế kiếm mấy thằng bạn sinh viên tranh đấu mời chúng nó đi uống café Lạc Sơn. Mấy thằng bạn gặp tôi mừng lắm, bọn chúng hỏi tới tấp:
- Liên Thành, sao về được?
- Lính về tham gia tranh đấu hết rồi, bây giờ tao tà tà.
- Thôi về đi, tham gia với bọn tao, lật đỗ Thiệu, Kỳ xong rồi tính.
- Có lý. Cả bọn kéo nhau sang Lạc Sơn uống Café.
Trời đã về chiều tôi nói với mấy thằng bạn:
- Thôi, chiều rồi, tao về, vài hôm nữa gặp.
- Mầy bận việc?
- Không, lính tráng trốn đi hết rồi, bây giờ đâu có đánh đá gì đâu.
- Vậy đêm nay ở lại với bọn tao cho vui, mình về đài phát thanh, tối nầy ăn cháo gà ca hát, ngày trước ở trường Quốc Học nầy hát hay lắm mà. Không suy nghĩ tôi nói ngay:
- Được rồi, đêm nay ở lại với tụi mầy cho vui.
Tôi nghĩ thầm: Chết tụi mầy, tụi mầy rước cọp về rừng.
. . . . . .

Muc luc