Monday, October 4, 2010

Liên Thành-Công lý cho Mậu Thân 1968

Công lý cho Mậu Thân 1968
Liên Thành

http://www.bacaytruc.com/index. php?option=com_content&task=view&id=4664&Itemid=37

"... Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sát hại bốn giáo sư Y Khoa người Đức, thầy của Phan, và bắn chết 3 người bạn sinh viên y khoa.

Theo chương trình trợ giúp của chính Phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức với trường Đại Học Y Khoa Huế, bốn vị bác sĩ người Đức có tên là:


- Bác Sĩ Raimund Discher.
- Bác Sĩ Hort Gunther Kranick và vợ
- Bác sĩ Slois Alterkoster.

Họ đến Huế giảng dạy tại trường Đại Học Y Khoa, đồng thời còn làm việc tại bệnh viện Trung Ương Huế. Họ là ân nhân của hằng ngàn bênh nhân địa phương. Vậy mà những ngày đầu chiếm thành phố, nhiều nhân chứng đã khai với ty cảnh sát Thừa Thiên/Huế rằng, họ thấy rõ Hoàng Phủ Ngọc Phan đi cùng toán An Ninh Thành đến vây bắt 4 vị thầy của mình, và sau đó tham dự vào cuộc chôn sống bốn bác sĩ này tại vùng gần chùa Tường Vân.

Ngoài ra, khi chiếm và lục soát đập phá một số phòng ốc và dụng cụ của trường Đại Học Y Khoa, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã bắt gặp một người bạn học của y đang lẫn trốn với người em gái trong đó, Phan đem người bạn này ra bắn ngay truớc sự chứng kiến kinh hoàng của người em gái. Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn sinh viên này vì tình nghi anh ta làm cho tình báo CIA. Sau đó Hoàng phủ Ngọc Phan bắt cô gái dẫn về nhà của cô ta để tìm kiếm thêm hai người anh của cô ta ở đường Hàm Nghi thuộc quận III thị xã Huế.

Khi Hoàng Phủ Ngọc Phan và toán VC An Ninh Thành ập vào nhà, hai người anh của cô ta đang trốn trên gác. Những loạt đạn AK 47 của đám An ninh Việt Cộng và của Hoàng Phủ Ngọc Phan đã đốn ngã hai thân xác từ trên gác rơi xuống nền nhà. Mọi người trong gia đình kinh hoàng gào thét. Ông Cụ Nội của cô ta, uất hận chữi rủa Hoàng Phủ Ngọc Phan, bị Phan bắn một lọat AK vào người, ông cụ ngã xuống chết tươi tại chỗ. Cô gái đó nay là một thiếu phụ và cách đây gần một năm đã kể lại với tôi câu chuyện đau thương nầy bằng một giọng nói đầy đau buồn:

“ Ông biết không, chứng kiến cảnh ba người anh ruột và ông nội bị bắn chết trước mắt mình, tôi xin lỗi ông mà nói như thế nầy: “Khi đó tôi quá sợ đã đi tiểu và đi tiêu trong quân hồi nào mà không hay”.
“Mẹ tôi đã điên loạn, và mất trí gần một năm sau đó, tôi cũng vậy”.Thiếu phụ đó đã viết bản trường thuật đầy đử sự việc trên cho tôi, và bà ta bằng lòng đứng ra tố giác và làm nhân chứng vụ này, một khi mà chuyện tội ác Mậu Thân được đưa ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.
Vì lý do an ninh của bà ta và gia đình, tôi không thể tiết lộ danh tánh và nơi cụ ngụ của bà ta, chỉ có thể nói rằng, bà ta hiện đang định cư tại Hoa kỳ và sẵn sàng phối hợp với chúng ta đứng ra truy tố tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan ra Tòa án Hình Sự Quốc Tế về tội diệt chủng..."

Công lý cho Mậu Thân

Hãy trả lại công bằng và công lý cho 1200 thuờng dân bị mất tích và 5327 thường dân vô tội bị Cộng Sản đập đầu chôn sống, bắn giết, trong Tết Mậu Thân 1968 tại Cố Đô Huế.

Đồng bào Huế xin hãy hợp tác với tôi, truy tố đám sát nhân này ra tòa án hình sự Quốc Tế về tội diệt chủng.

LIÊN THÀNH
Nguyên Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế
Địa chỉ liên lạc:
nguyenphuclienthanh @gmail.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
biendongmientrung@ yahoo.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

1968-2009: bốn mươi mốt năm trôi qua, một quảng thời gian dài cho đời người, nhưng đối với người dân Huế và thân nhân của tổng cộng 6527 nạn nhân trong cuộc tàn sát tàn bạo do Hồ Chí Minh (HCM) và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản gây ra, thì biến cố lịch sử kinh hoàng này vẫn còn mới, còn đau và còn rỉ máu, bởi vì: nợ vẫn chưa được trả, công bằng và công lý vẫn chưa có.

Tôi, Liên Thành, người đã có mặt trước, trong, và sau khi xảy ra cuộc chiến, viết lại mấy dòng này, như là một chút bổn phận cho những người dân vô tội và đồng đội của tôi đã ngã xuống trong Tết Mậu Thân.

Mậu Thân 1968

Tháng 5 năm 1967, HCM chủ tọa phiên họp của Bộ CT trung ương đảng CS Việt Namđể duyệt xét tình hình và kế hoạch cho chiến dịch đông xuân 1967-1968. Kế tiếp, từ ngày 20 đến ngày 24/10/1967, tại phiên họp của bộ chính trị, thay mặt Quân ủy trung ương, Tướng Văn Tiến Dũng trình bày dự thảo chiến dịch Đông-Xuân -Hè 1967-1968. Bộ CT quyết định mở cuộc tổng CK, tổng nỗi dậy vào đúng Tết Mậu Thân 1968.

Như vậy cuộc TCKT nổi dậy đã được bọn chúng quyết định vào tháng 10/1967, để đánh lừa và tạo bất ngờ, HCM tráo trở đề nghị hưu chiến 7 ngày trong dip tết Mậu Thân, nhưng chính phủ VNCH chỉ đồng ý 3 ngày mà thôi.

Những hoạt động của VC được cơ quan tình báo CSQG Thừa Thiên Huế ghi nhận trước cuộc Tổng Công Kích, Tổng nỗi dậy tại Thừa Thiên Huế:
Tình báo Kỹ thuật:

1- Khoảng từ ngày 10 tháng 12 /1967, gần 20 ngày trước cuộc tấn công, cơ quan tình báo dân sự đồng minh đã có một loạt không ảnh chụp được tại những vùng núi phía tây thành phố Huế: thượng nguồn sông Bồ, Khe Trái, động Chuối, sông Hữu Trạch, phát giác một số lượng đông đảo các lực lượng quân sự của VC đang tập trung tại các vùng trên. Tin tức tình báo kỹ thuật cũng ghi nhận một số điện đài quân sự địch đang họat động liên tục tại vùng nầy.

Tôi đã được cơ quan tình báo dân sự đồng minh thông báo đầy đủ.. Đồng thời họ cũng đã yêu cầu tôi xử dụng lực lượng tình báo cơ hữu Cảnh Sát Đặc Biệt để phối kiểm và xác nhận thêm các tin tức trên.

2- Mười toán tình báo của 10 quận thuộc tỉnh Thừa Thiên từ phía bắc là quận Phong Điền, xuống tận phía nam là quận Phú Lộc, đều báo cáo về BCH tỉnh những tin tức tương tự giống nhau: Dân chúng trong những vùng C, D, F (lượng giá tình hình anninh) đều được cơ sở VC địa phương thông báo: Mọi gia đình trong vùng đều phải mua trữ lương thực, dự trữ thuốc men, chuẩn bị cho một cuộc đánh lớn sắp xảy ra.

3- Một số cán bộ cộng sản từ cấp huyện trở lên cũng đã được lệnh rời khỏi địa bàn hoạt động lên mật khu hội họp.

Tại thành phố Huế có 8 chi bộ đảng cộng sản và 80 cơ sở đảng bí mật có những họat động khác thường, bọn chúng tiếp xúc với nhau thường xuyên hơn. Tại các trạm giao liên nội thành có rất nhiều kẻ lạ xuất hiện.

4- Nhiều cơ sở quan trọng nội thành được điều lên mật khu hội họp do Khu Ủy Trị Thiên tổ chức. Bọn họ rời thành phố lên Mật khu họp vào đầu tháng 12/1967 và trở về lại thành phố Huế vào khoảng 20 tháng 12/1967.

Đương nhiên, trong số những cơ sở lên họp tại mật khu có cơ sở nội tuyến của chúng tôi. Vì vậy, khi họ trở về chúng tôi nhận được báo cáo của họ như sau:

Khóa học tập này có khoảng 300 cán bộ và 130 cơ sở nồng cốt nội thành. Nội dung học tập là phương thức phát động quần chúng nổi dậy tại nông thôn và đô thị. Nhiệm vụ của họ là sau khi trở về địa bàn họat động là thành lập các đội công tác làm nòng cốt phát động quần chúng tổng nổi dậy khởi nghĩa.

Cũng cần nói rõ thêm trong số những cơ sở nội thành được điều lên mật khu, có cả Giáo sư Lê văn Hảo, một số sinh viên đại học Huế. Bọn chúng là cơ sở nội thành VC.

Điểm chính rất quan trọng là chúng tôi phát giác hầu hết các thành phần thân cận tranh đấu của Thích Trí Quang vào năm 1966, đào thoát lên mật khu, nay trong những ngày cận Tết, đã đột nhập trở lại, trú ngụ tại các căn cứ lõm của bọn chúng trong thành phố Huế. Căn cứ vào những sự việc vừa nêu trên, cộng thêm một số dữ kiện khác, chúng tôi, cơ quan tình báo CSQG của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế và cơ quan tình báo dân sự Hoa kỳ sau khi nhận định lượng giá đều đi đến một kết luận chung là Việt Cộng sẽ tấn công Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968.

Câu hỏi được đặt ra, tại sao tin tức tình báo của các cơ quan tình báo VNCH và đồng minh đầy đủ như vậy, mà thảm họa vẫn xảy ra cho Huế? VC tấn công và chiếm giữ Huế 26 ngày kể từ 2 giờ 33 phút sáng, rạng ngày 2 Tết Mậu Thân 1968, tàn sát 5327 thường dân vô tội và bắt dẫn đi mất tích 1200 ngừời?

Có những điều sau đây để có thể lý giải một phần nào:

- Bản chất người quốc gia quá thiệt thà lương thiện, bị HCM và đảng Cộng Sản phỉnh gạt, hưu chiến 3 ngày. Chính quyền Miền Nam cũng như đồng bào Miền Nam đã không thể tưởng tượng nổi rằng, cộng sản lại chọn ngày tết để chém giết đồng bào, vì dù sao chúng cũng là con người. Ai có thể ngờ những giờ phút thiêng liêng đầu năm của toàn dân tộc, dành để cúng giỗ ông bà, nhớ ơn tiền nhân, mà chúng lại nỡ đang tâm làm chuyện sát hại sinh linh vô tội. Chính quyền Miền Nam lúc ấy vẫn còn nghĩ là bọn CS không đến độ man rợ mất hết lương tri như thế. Cho nên, Miền Namđã bỏ ngỏ tết Mậu Thân. Lợi dụng sự lương thiện của Miền Nam, chúng đã phát động chiến tranh và tàn sát đồng bào cùng màu da tiếng nói. Chúng dùng mọi thủ đoạn, nhất là khủng bố bằng máu để thắng hôm nay, nhưng muôn vạn đời sau, mỗi độ tết về, lịch sử lại nhắc rằng, bọn Cộng Sản Việt Nam đã vô lương tráo trở, cuồng sát đồng bào Mậu Thân 1968.
- Các cấp chỉ huy Quân sự vô trách nhiệm, hoàn toàn không có kế hoạch phòng thủ cho Huế.

- Quân số và lực lượng không đủ để phòng thủ khi bị địch tấn công, vì đã cho quân nhân, cảnh sát xã trại năm mươi phần trăm nghỉ Tết
Và quan trọng nhất là tin tức tình báo từ lực lượng CSĐB/BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, một phúc trình rất đầy đủ, đích thân tôi đưa lên cho trưởng ty, đã bị ém nhẹm. Lý do: trưởng ty CSQG Đoàn Công Lập lại là Việt Cộng nội tuyến nằm vùng, hoạt động dưới sự chỉ huy của Hoàng Kim Loan. Đoàn Công Lập lý luận là loan tin đi chỉ sẽ làm kinh động dân chúng, chắc gì có thật. Trong thời gian làm phó ty, cá nhân tôi thấy Đoàn Công Lập có những hành tung và cách xử sự rất đáng ngờ. Sau đó cơ quan Tình Báo Dân Sự Hoa Kỳ có cho tôi hay là họ đang theo dõi Đoàn Công Lập, đương sự có những hoạt động nội tuyến. Từ đó tôi theo dõi hắn rất sát. Và hình như hắn cũng biết là tôi đang nghi ngờ hắn. Chúng tôi và cơ quan tình báo dân sự Hoa Kỳ đang phối hợp theo dõi để lấy thêm bằng cớ phúc trình lên trung ương, thì lại xảy ra biến cố Mậu Thân. Đêm 30 tết, chính Đoàn Công Lập đã mưu sát tôi bằng cách ra lệnh cho tôi dẫn một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến đến quận Nam Hòa, vì Đoàn Công Lập nói rằng có một toán du kích sẽ đến đó. Bụng đã nghi ngờ Đoàn Công Lập, cho nên tôi rất cẩn thận. Khi tôi và 6 anh em nữa đến đó, thì không phải là một tiểu đội mà là một tiểu đoàn địch đang di chuyển. Nếu chúng tôi không nín thở nằm im, thì giờ này tôi và 6 anh em CSQG đã xương tàn cốt rục. Khi trở về báo cho ông ta biết là không phải một toán mà là một tiểu đoàn, ông ta không phản ứng gì, chỉ hỏi “Sao anh không nổ súng?” Tôi nhìn ông ta và trả lời “Nếu hồi đêm tôi nổ súng thì giờ này đâu gặp ông trưởng ty được nữa”.

Vì tình hình quá sức khẩn cấp nghiêm trọng, theo nguyên tắc không được vượt quyền Đoàn Công Lập, nhưng tôi đã vượt rào gặp Tỉnh Trưởng Thừa Thiên lúc đó là Trung Tá Phan Văn Khoa, để cố thuyết phục ông tỉnh trưởng nên có kế hoạch chống đỡ tối thiểu, ít nhất là còn nước còn tát. Nhưng ông ta không chú ý gì đến bản phúc trình của thằng trung úy quèn mặt non choẹt búng ra sửa mới 25 tuổi tôi cả, chỉ ừ hử cho qua chuyện.

Kết quả, Mậu Thân tại Huế thảm khốc hơn các nơi nào hết trên toàn cõi Miền Nam, với tổng cộng 6527 người chết, bao gồm cả mất tích không tìm thấy xác cho đến bây giờ.

Những tên đồ tể cộng sản chủ chốt Hồ Chí Minh và các Ủy Viên Trung Ương Đảng đã ra lệnh cho Khu Ủy Trị Thiên, chính ủy mặt trận Huế, Lê Chưởng, áp dụng chính sách “Bạo lực cách mạng” hay “Bạo lực đỏ”, tàn sát đẩm máu đồng bào vô tội Huế. Tất cả cũng chỉ vì dân Huế không theo Hồ Chí Minh, không nghe lời tuyên truyền của đảng Cộng Sản tham gia cuộc “Tổng Nổi Dậy” mà họ Hồ và Bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam hô hào, mà ngược lại, lại chạy đi tìm sự che chở của quân đội VNCH, nên Cố Đô trong những ngày xuân Mậu Thân 1968, đã chìm trong biển máu, một thành phố trắng xóa khăn sô, một ngày giỗ chung cho đất Thần Kinh.

Bốn mươi mốt năm trôi qua, mỗi độ xuân về, cùng với mối hận mất nước, làm sao có thể quên những đổ nát đau thương, phẫn uất xót xa trong lòng người dân Huế?

Thi hành chỉ thị tàn sát đồng bào của Hồ Chí Minh và bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài Lê Chưởng ra, còn có những nhân vật sau đây:

1- Đại tá Nguyễn Mậu Huyên, tức Bảy Lanh, tức Nguyễn Đình Bảy, trưởng ban An Ninh Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thị ủy Huế.
2- Đại Tá Lê Tư Minh, tư lệnh mặt trận Huế
3-Tống Hoàng Nguyên, Trưởng Ban An Ninh Khu Ủy Trị Thiên-Huế.
4- Hoàng Phương Thảo, Thường vụ Thành ủy Huế.
5- Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, Thành ủy viên Thành Ủy Huế, phụ trách “Tổng nỗi dậy”
Còn có một số đông cơ sở nội thành Việt Cộng như:
1- Giáo sư trung học đệ nhị cấp Hoàng Phủ Ngọc Tường,
2- Sinh viên Y khoa Hoàng Phủ Ngọc Phan,
3- Nguyễn Đắc Xuân Sinh viên sư phạm ban Việt Hán,
4- Sinh viên luật khoa Nguyễn Thiết
5- Nữ Sinh viên dược khoa Sài Gòn Nguyễn Thị Đoan Trinh,
6- Sinh viên Nguyễn Dũng,
7- Nguyễn Hữu Vấn, Giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc và kịch nghệ
8- Tôn Thất Dương Tiềm, giáo sư trường trung học Bồ Đề
9- Lê Văn Hảo, giáo sư nhân chủng học thuộc viện Đại Học Huế
10- Nguyễn Đóa, cựu giám thị trường Quốc Học Huế, cũng là cha vợ của Tôn Thất Dương Tiềm.
11-Đào thị Xuân Yến, thường được gọi là Bà Tuần Chi, nguyên hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh Huế, tình nhân của ông Thích Đôn Hậu
12- Cha con ông Thiên Tường, chủ tiệm thuốc Bắc tại vùng An Cựu (Ông Thiên Tường là cha nuôi Đại Tá Công An Việt Cộng Nguyễn đình Bảy, tức Bảy Lanh, nuôi từ lúc Bảy Lanh còn nhỏ).
13- Nguyễn Bé, thợ nề, chủ tịch khu phố tại Quận II, thị xã Huế.
14- Thầy bói Diệu Linh ở khu phố Gia Hội, Quận II thị xã Huế.

Và một số đông các cơ sở nội thành khác của Việt Cộng nằm vùng từ lâu trong học sinh, sinh viên, công chức, cảnh sát, tiểu thương, thương gia.

Những kẻ đội lốt tu hành như Thích Đôn Hậu, Chánh đại diện Phật Giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh, trù trì chùa chùa Linh Mụ, Thích Thiện Siêu, Chùa Từ Đàm v.v…

Đặc biệt, để chuẩn bị cho cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tại Huế, vào ngày 21 tháng 1 năm 1968 trước trận đánh Mậu Thân, bộ Chính Trị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam gởi mật điện cho Trung ương Cục Miền Nam, Khu Ủy khu 5, và Khu Ủy Trị Thiên-Huế yêu cầu Phạm Hùng, Võ Chí Công, Tướng Trần văn Quang chỉ thị thành lập mặt trận chính trị thứ hai lấy tên là Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Tổ chức chính trị này, như mục đích thường thấy của tất cả các tổ chức mà cộng sản Bắc Việt đã đẻ ra, nhằm mục đích đánh lừa dư luận thế giới và gây rối cho chính quyền miền Nam, một cách có hệ thống và tổ chức. Như thường lệ, chúng sáng tác ra một cái tên khá màu mè có vẻ rất dân chủ và chính nghĩa, dùng các từ như dân chủ dân tộc hòa bình, nặng mùi tuyên truyền quen thuộc, mà bất cứ người dân bình thường nào cũng có thể dễ dàng nhận diện ra ngay đó là các tổ chức cộng sản. Chiến thuật của chúng dùng những tổ chức cộng sản ngụy trang này để lừa bịp công luận thế giới, rằng có nhiều tập hợp lực lượng, đoàn thể, cá nhân chống lại chính quyền MiềnNam, chống đế quốc Mỹ. Chúng cũng không quên lôi kéo bất cứ tầng lớp dân chúng thiếu suy nghĩ nào mà chúng có thể dụ dỗ.

Tại Trị Thiên-Huế, Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình đã được Thiếu Tướng Việt Cộng Trần văn Quang, Tư Lệnh chiến trường Trị Thiên-Huế và Lê Chưởng Chính ủy chiến trường cho lệnh thành lập trước ngày giờ tấn công Huế. Thành phần gồm có:

1-Chủ Tịch: Ông Lê Văn Hảo, giáo sư Nhân Chủng Học, Viện Đai Học Huế
2- Phó chủ Tịch: Ông Thích Đôn Hậu Chánh Đại Diện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất miền Vạn Hạnh.
3- Tổng thư Ký: Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên giáo sư Trường Quốc Học. Đương sự cùng với em ruột là Hoàng Phủ Ngọc Phan thoát ly lên mật khu vào tháng 6/1966, với sự tiếp tay của Trịnh Công Sơn, sau vụ tranh đấu của Thích Trí Quang tại Miền Trung.
4- Phụ trách Học Sinh, Sinh Viên Giải Phóng: Nguyễn Đắc Xuân, nguyên sinh viên Đại Học Sư Phạm, ban Việt Hán. Đương sự thoát ly lên mật khu vào tháng 7 năm 1966 sau vụ tranh đấu vào tháng 6/1966 của Thích Trí Quang.
5- Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế: bên cạnh chức chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình, Ông Lê Văn Hảo còn được Việt Cộng cho giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế.
6- Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế: Bà Đào Thị Xuân Yến tức Tuần Chi, cũng là nhân tình của ông Thích Đôn Hậu
7-Đội trưởng Đội Tự Vệ Thành: Sinh viên Nguyễn Đắc Xuân giữ chức vụ Trưởng Đoàn An Ninh và bảo vệ khu phố, gọi tắt là Đội Tự Vệ Thành.
Hoàng Phủ Ngọc Phan, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Dũng, Nguyễn Thiết, Nguyễn Đóa v.v, đều ở trong đoàn An Ninh và Bảo Vệ Khu Phố thuộc quyền chỉ huy và điều động của Nguyễn Đắc Xuân.
Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn đứng ra tổ chức đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát và giao cho Ông Nguyễn Văn Cán, Quận Trưởng CSQG nguyên là Trưởng Ty CSQG Thị Xã Huế, làm trưởng đoàn, và đoàn Nghĩa Binh Quân Nhân.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được Hoàng Lanh và Trung Tá Hoàng Kim Loan Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế bổ nhiệm chức Chủ Tịch Tòa án Nhân Dân tại trường tiểu học Gia Hội thuộc Quận II thành phố Huế.
Còn nhớ rạng sáng mồng hai Tết Mậu Thân, đúng 2 giờ 33 phút là giờ khởi đầu của 624 giờ đau thương kinh hoàng của cuộc tàn sát man rợ của bầy ác thú Việt Cộng. Bọn ác thú từ rừng núi phía tây tràn vào Huế. Chúng là Quân Đội Nhân Dân, là Quân Giải Phóng, là những tên “trí thức”, giáo sư, sinh viên Miền Nam phản bội dân tộc theo Việt Cộng. Chúng theo Thích Trí Quang trong phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1966. Chúng thoát ly lên mật khu sau khi phong trào Phật Giáo tranh đấu bị dẹp tan. Hai năm sau, theo lệnh Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng trở lại nơi đã sinh ra và nuôi chúng lớn lên, với búa liềm, với mã tấu, với AK47, với B40, phá nát thành phố cổ kính đầy những di tích lịch sử quý báu, thẳng tay chém giết lớp lớp dân lành vô tội. Có lẽ, để trả mối hận xưa. Bọn Việt Cộng nằm vùng kể trên, cùng với cán binh cộng sản chính quy, đã say sưa tận diệt đồng bào Huế. Và Huế trong 624 giờ đồng hồ, đã trãi qua từng giây, từng phút, từng ngày kinh hoàng tang tóc điêu linh. Máu và nước mắt của dân Huế đã để lại lịch sử với ba chữ: Tết Mậu Thân. Nói đến “Tết Mậu Thân” là nói ngay đến tội ác man rợ của bọn cộng sản
Tổng cộng gần 10 ngàn quân, gồm 4700 quân chính quy từ Bắc Việt, số còn lại là du kích của các Huyện, và đám cơ sở nằm vùng của ông Thích Đôn Hậu và Thích Trí Quang trong vụ tranh dấu năm 1966.
Mười ngàn quân này, về mặt hình thức, không phục vụ dưới cái cờ đỏ sao vàng, cũng chẳng dưới bóng cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà là dưới ngọn cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình do Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản vừa mới đẻ ra, mà chủ tịch là Ông Lê Văn Hảo, giáo sư Nhân chủng Học viện Đại Học Huế, phó chủ tịch Thích Đôn Hậu Chánh Đại Diện Phật Giáo Miền Vạn Hanh, giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, tổng thư ký, sinh viên Nguyễn Đắc Xuân, phụ trách học sinh, sinh viên, trí thức.

Chính những nhân vật trên của Miền Nam đã phối hợp với cộng sản, gây nên đổ nát và giết chóc dã man cho đồng bào Huế, trong 624 giờ kinh hoàng lịch sử này. Trời kêu không thấu, đất gọi không nghe, cầu khẩn thần linh phù hộ, thần linh cũng ngoảnh mặt. Huế ôm nhau trong ngỡ ngàng run rẫy, dìu nhau chạy trốn Việt Cộng, bước thấp bước cao, với nỗi kinh hoàng tột độ. Huế ngày đó, mỗi thước đất là một thây người, là mỗi vũng máu tươi chưa kịp đổi màu.

Huế ngập trong thây người và biển máu. Từ bờ cỏ bụi cây, từ đường lớn đường nhỏ, từ trong nhà ra đến đầu hè, từ sân trước ra sân sau, máu là máu.
Dưới ánh sáng mờ mờ của 5 giờ sáng ngày mồng hai tết năm Mậu Thân, Huế tràn ngập hàng hàng lớp lớp quỷ đỏ Miền Bắc và bọn nằm vùng chỉ điểm có gốc gác tại Huế. Bọn Việt Cộng nằm vùng đã chẳng kể gì đến xương trắng máu đào của dân lành vô tội có cùng nơi chôn nhau cắt rốn với chúng, chúng tận tụy hợp lòng hợp sức với lực lượng giết người có tên là Quân Đội Nhân Dân, quân đội “Giải Phóng” MiềnNam. Cái hỗn hợp tội ác trên đã hiện diện trong từng ngỏ ngách của thành phố, chuẩn bị chu đáo cho một cuộc tàn sát đồng loại dã man y hệt thời Trung cổ.
Sáng mồng hai Tết Mậu Thân, trời chưa sáng hẳn, một số lớn gia đình trong ba quận thị xã Huế đã bị quân Việt Cộng cùng đám chỉ điểm xông vào từng nhà lục soát, tìm kiếm những tên “Công An, Cảnh Sát, Ngụy Quân, Ngụy Quyền” đang ẩn trốn. Rồi thì dồn dập và liên tục những loạt súng nỗ bắn thẳng vào “bọn tàn dư tội ác Mỹ Ngụy”, những người đang cố gắng đào thoát khỏi nhà, tìm đường về lại đơn vị. Chúng bắn và chém giết chẳng cần xét xử bất cứ ai đi làm trong các cơ quan hành chính công quyền của chính phủ VNCH mà chúng nhìn thấy được

Sáu giờ sáng, khi sương mù chưa tan, trời thì lạnh và thấp, Huế bật khóc trong phẫn uất, đau đớn, khi nhìn về phía kỳ đài Phú văn Lâu: Quốc kỳ màu vàng 3 sọc đỏ không còn nữa! Thay vào đó là một lá cờ gồm 3 mảnh: Hai mảnh hai bên màu xanh nhạt, mảnh giữa màu đỏ có ngôi sao vàng. Dân chúng Huế thì cứ ngỡ là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thật tình không phải vậy. Cờ MTGPMN chỉ có 2 mảnh, một mảnh màu xanh nhạt, một mảnh màu đỏ giữa có ngôi sao vàng.. Lá cờ treo trên Kỳ Đài Ngọ Môn là cờ của Lực Lượng Liên Minh Dân Chũ Dân tộc Hòa Bình. Nói cho rõ hơn, là cờ của các ông Đôn Hậu, Lê văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ v.v.

Kinh hoàng vì Việt Cộng đến, dân Huế bắt đầu chạy giặc từ 7 giờ sáng mồng hai tết. Nhà cửa tài sản bỏ lại đã đành, nhưng ngay cả quần áo cũng không kịp mang theo, thức ăn, nước uống cũng vậy. Mọi người chỉ mong mau mau thoát khỏi nhà càng sớm càng tốt. Già trẻ, lớn bé, cha mẹ, con cái, hàng xóm láng giềng hoảng hốt dắt dìu rủ nhau tìm đường thoát khỏi bàn tayViệt Cộng. Thấy vậy, điên lên, bọn Việt Cộng và đám nằm vùng như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ, Nguyễn thị Đoan Trinh nổ súng hàng loạt vào đoàn người đang hoảng loạn tìm phương trốn chạy. Thây người thi nhau ngã ngục, máu đào tuôn rơi lênh láng, nhuộm đỏ cờ đỏ sao vàng, chính xác như câu bọn cộng sản đã chọn làm tuyên ngôn của chúng: “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”. Nước đây là nước tự xâm lăng của bọn cộng sản và bọn nằm vùng không có tính người. Nước Việt Nam con cháu Hùng Vương không thể có bọn cộng sản chỉ biết giết đồng bào cùng dòng máu để đoạt quyền lực, và chỉ biết thờ kính ngoại bang như Staline và Mao Trạch Đông như thế.

Tại các vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm, dân chúng kéo nhau chạy trốn lên vùng nhà máy nước Vạn Niên, gần đồi thông Quãng Tế, sát cạnh chùa Từ Hiếu. Nhiều đoàn người chỉ đi được nửa đường thì bị bọn Việt Cộng pháo kích chận lại, cùng đường, đành phải quay về ..


- Tại làng Phú Cam, lực lượng địch đã vây kín, dân chúng liền kéo nhau vào trú ẩn tại nhà thờ chánh tòa .

- Riêng tại Quận III Thị xã Huế, từng đoàn người từ vùng cầu Kho Rèn, dọc đường Phan Đình Phùng, vùng An Cựu và xóm đạo dòng Chúa Cứu Thế, kéo nhau chạy trốn vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, trường trung học Thiên Hựu.
- Dân cư vùng cầu số 7, vùng Hàng Me, khu vực Đập Đá, khu trường trung học Nguyễn Tri Phương kéo chạy vào trú tại trường trung học Kiễu Mẫu nằm sát cạnh Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế và BCH/Tiểu Khu.
- Tại Quận II thị xã Huế, một số ít dân chúng chạy trốn vào chùa Diệu Đế, chùa Ông, chùa Áo Vàng, trường trung học Gia Hội. Đại đa số dân chúng còn lại trốn tại nhà.

- Tại Quận I thị xã Huế, dân chúng đều tìm đường chạy trốn về trú ẩn vùng Cầu Kho, Mang Cá nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh của Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng tìm kiếm sự che chở của quân đội .

Trời đất dường như đã khóc cho những ngày tang tóc khốn cùng của Huế. Không như năm trước, năm Mậu Thân 1968 trời lạnh thật lạnh, và mưa phùn đã bắt đầu từ ngày mồng hai tết, kéo dài 26 ngày, trong suốt thời gian chiến cuộc tại Huế. Bầu trời u ám, mây xám đặc phủ kín thành phố. Huế trong cơn mưa lạnh giá buốt của đất trời, và trong nỗi sợ hãi run người của dân Huế, hốt hoảng chạy trốn tử thần cộng sản.

Súng nổ rền từ khuya đến suốt ngày mồng hai Tết, và vẫn tiếp tục nổ. Lâu lâu trên bầu trời xám xuất hiện một chiếc máy bay quan sát L-19, thoảng hoặc, một chiếc trực thăng bay thật cao lạc lõng giữa bầu trời cố đô Huế thì lập tức, hằng loạt súng của Việt Cộng từ mọi nơi trong thành phố bắn lên. Hằng trăm, hằng ngàn loạt đạn nổ rền trời, càng làm tăng thêm nỗi tuyệt vọng của người dân Huế.

Trong khi lực lượng quân sự của Việt Cộng đang tấn công vào những vị trí quan trọng trong thành phố, thì bộ phận chính trị an ninh của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Quân Khu Trị Thiên-Huế phối hợp với ban An ninh Tỉnh Ủy, Thị Ủy Thừa Thiên-Huế, cùng đám Việt Cộng nằm vùng bắt đầu công tác tắm máu Cố Đô.

Toàn bộ lực luợng an ninh do hai cán bộ cấp Khu chỉ huy là Tống Hoàng Nguyên, và phụ tá là Đại tá Công An Nguyên Đình Bảy, tức Bảy Lanh .
Về chính trị, thành ủy viên Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh phụ trách thành lập chính quyền Cách Mạng tại Huế, phát động quần chúng thực hiện cuộc “tổng nỗi dậy”.

Cả hai nhóm an ninh và chính trị nầy hoạt động song hành và kết hợp với lực lượng cơ sở nội thành, gồm thành phần “trí thức”, sinh viên, những kẻ đã từng tham gia trong phong trào tranh đấu dấy loạn của các ông Trí Quang, Đôn Hậu vào năm 1966. Thành phần nầy tạo thành một lực luợng hùng hậu và sắt máu nhất. Bọn chúng đã tàn sát dân Huế, đặc biệt là say sưa truy lùng thành phần Mỹ Ngụy để bắn giết đập đầu họ không một chút nương tay.

Ngay từ rạng sáng ngày mồng hai Tết, lực lượng an ninh Khu Ủy Tri Thiên và tỉnh thị ủy Thừa Thiên-Huề đã bắt một số người mà chúng có được danh sách từ đám nằm vùng, đem giam tại Tòa Đại Biểu chính phủ VNCH tại đường Lê Lợi thuộc Quận III thị Xã Huế.

Sáng ngày mồng ba Tết tức ngày 3 tháng 2 năm 1968 dương lịch, Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh, Hoàng Kim Loan, nhận lệnh trực tiếp từ Lê Chưởng, chính ủy mặt trận Huế, bắt đầu thi hành nghị quyết của bộ chính trị là “tổng nỗi dậy, thiết lập chính quyền cách mạng”. Chúng thành lập mặt trận thứ 2, lấy tên là Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình (Mặt trận thứ nhất là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam), lùng diệt, truy quét thành phần ác ôn, tàn binh “Ngụy”, Công an Cảnh sát “Ngụy”, thành phần tay sai làm cho “tình báo CIA”, tức là toàn bộ thành phần mà chúng chưa biết chính xác là nắm chức vụ lớn bé gì trong trong bộ máy hành chánh của chính quyền VNCH. Tất cả đã được gọn gàng cho làm chuyên viên tình báo CIA! Mọi người cần phải có tội. Tội làm CIA là tội dễ nhất và chắc chắn phải có! Và như thế, quá đủ để bị cách mạng trừng trị.

Đây là những chi tiết được biết sau này, theo lời khai của Thành ủy viên Hoàng Kim Loan, khi bị Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế bắt vào mùa hè đỏ lửa tháng 5/1972.

Phân công của các cán bộViệt Cộng:

Thành lập chính quyền cách mạng cấp quận, tỉnh và chuẩn bị “tổng nổi dậy”. Người lãnh đạo và phụ trách hai công tác này là Thành ủy viên Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh.

Sáng ngày mồng hai Tết, sau buổi mít tinh tại Quận I và Quận II với đám cơ sở nằm vùng, Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh để cử hai cơ sở nằm vùng của bọn chúng nắm giữ chức vụ Ủy ban Nhân dân Cách mạng Quận I và II:

1- Nguyễn Hữu Vấn, giáo sư trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ làm chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Cách mạng Quận I

2- Nguyễn Thiết chủ tịch UBCM quận II.


Nguyễn Thiết vượt tuyến vào Nam nắm 1957, sau đó học luật. Thành viên trong ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Đại học Huế. Y là cán bộ cộng sản nằm vùng trong Tổng Hội Sinh viên Đại Học Huế từ lâu.

3- Tại Quận III.

Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy, tự Bảy Lanh, kiêm nhiệm chức vụ chủ Tịch ủy ban Nhân dân Cách mạng Quận III.

4- Chính quyền Ủy Ban Nhân dân Cách Mạng tỉnh:

- Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thừa Thiên –Huế: Giáo sư Nhân chủng học, thuộc viên Đại Học Huế, Lê văn Hảo.

Lê văn Hảo là một trong những thành phần tranh đấu tích cực của Thích Trí Quang vào năm 1966, là cơ sở trí vận, dưới sự điều khiển của thành ủy viên Hoàng Kim Loan.

- Phó chủ tịch là bà Đào thị Yến tức Tuần Chi, nguyên hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh Huế, cũng là cơ sở trí vận dưới quyền điều khiển của Hoàng Kim Loan.

- Đồng phó chủ tịch là thường vụ Thành ủy Hoàng Phương Thảo.
Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình tại Huế:

- Chủ tịch : Giáo sư Lê Văn Hảo.

- Phó chủ tịch: ông Thích Đôn Hậu.

Thích Đôn Hậu là cơ sở tôn giáo vận của thành ủy viên Hoàng Kim Loan.
Thích Đôn Hậu trù trì chùa Linh Mụ, là Chánh Đại Diện Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh.


- Tổng thư ký: Giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tuờng

- Phụ trách học Sinh Sinh Viên, các thành phần trí thức: Nguyễn Đắc Xuân.
Theo đài phát thanh Hà Nội, bản tin phát đi vào ngày mồng 3 Tết, tức là ngày 1tháng 2 năm 1968, thì đây là một lực lượng kết hợp “nhân sĩ, trí thức”, học sinh, sinh viên và Phật Giáo yêu nước vừa mới thành lập tại Huế, nhằm đứng lên chống đế quốc Mỹ và đám tay sai bọn ngụy quân ngụy quyền, lùng diệt, truy quét bọn ác ôn tàn binh Mỹ Ngụy, tay sai CIA.
Ngoài ra, thi hành chỉ thị của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và Lê Chưởng Chính Ủy mặt trận Huế, Tống Hoàng Nguyên
Trưởng ban An Ninh Quân Khu Trị Thiên, và Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy, trưởng Ban An Ninh Thưa Thiên-Huế đã ra lệnh cho Nguyễn Đắc Xuân thành lập 3 lực lượng để phối hợp hành động với ban An Ninh Khu và Tỉnh, Thị là:

1- Lực Lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát.
2- Lực lượng Nghĩa Binh Quân Nhân
3- Các Đội Tự Vệ thành.

- Lực Lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát.

Nguyễn Đắc Xuân giao lực lượng này cho Ông Nguyễn văn Cán, nguyên Ty CSQG thị xã Huế chỉ huy. Cũng cần phải nói rõ thêm, Nguyên Văn Cán ngạch Quận Trưởng Cảnh Sát VNCH, cũng là tay chân thân cận của Thích Trí Quang. Trong suốt thời gian tranh đấu của Thích Trí Quang năm 1966, Quận Cán được bổ nhiệm trưởng Ty CSQG thị xã Huế.

Quận trưởng CSQG nguyễn văn Cán cũng là cơ sở Việt Cộng nội thành. Trung Tá điệp viên Cộng Sản Hoàng Kim Loan là cán bộ điều khiển của Quận Cán. Ngoài ra theo lời khai của Hoàng Kim Loan, chính y và thành ủy viên Hoàng Lanh cũng đã nhiều lần trú ngụ tại nhà Quận Cán.
Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát chỉ là hữu danh vô thực trong suốt thời gian Việt Cộng chiếm Huế, chẳng quy tụ được nhân viên Cảnh sát nào .


- Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân

Nguyễn Đắc Xuân giao cho Đại Úy Nguyễn Văn Lợi, sĩ quan QLVNCH. Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân này ngoài Đại Úy Lợi ra, có được khoảng 10 tên Lao công đào binh gia nhập.

Chúng tôi không có một tin tức nhỏ nào ghi nhận hoạt động của hai lực lương này trong thời gian đó.

- Đội tự vệ Thành (Thành phố)

Trực tiếp chỉ huy là Nguyễn Đắc Xuân, còn đoàn viên là những thành phần tranh đấu trong vụ tranh đấu 1966 của ông Thích Trí Quang. Một số trong bọn chúng thoát ly lên mật khu vào tháng 6, 7/1966, khi phong trào tranh đấu của Thích Trí Quang thất bại. Một số bị bắt ở tù ra, tái hoạt động trở lại, số khác là cở sở nằm vùng trong mọi thành phần dân chúng tại Huế như: giáo sư, học sinh, sinh viên, tiểu thương, ngay cả thành phần thấp kém tội phạm khác trong xã hội v.v…

Đội Tự Vệ Thành của Nguyễn Đắc Xuân là lực lượng nguy hiểm nhất. Bọn chúng hành xử như đám Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Đông. Chúng phụ trách chỉ điểm, bắt bớ và hành quyết dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa .

Hầu hết những người bị bắt, bị hành hình, bị bắn, bị chôn sống trong thành phố suốt 26 ngày đều do Nguyễn Đắc Xuân và lực lượng dưới quyền chỉ huy của y thực hiện.

Tóm lại, Lực lượng Nghĩa Binh Cảnh Sát, Lực Lượng Nghĩa Binh Quân Nhân, Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình mà Hồ chí Minh và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam trình làng cho quốc nội và quốc tế trong tết Mậu Thân tại Huế có 2 mục đích rõ rệt:

1- Dùng các lực lượng này để lôi cuốn quần chúng Huế tham gia vào cuộc “tổng nỗi dậy”. Hình thức giống như năm 1966, khi bọn chúng kết hợp với Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu gây ra vụ biến động Miền Trung. Còn nhớ bọn chúng và Nguyễn Đắc Xuân đã thành lập Chiến Đoàn Quân Nhân Phật Tử Nguyễn Đại Thức, lực lượng Cảnh Sát Phật Tử, lực lượng Học Sinh, Sinh Viên Quyết Tử v.v…Tóm lại, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản vẫn sử dụng con người và các chiêu thức cũ, bình cũng cũ, mà rượu cũng cũ, chỉ có quyết định mới, hành động mới, đúng như tinh thần chuyên chế cách mạng cộng sản, đó là màn trực tiếp giết, chôn sống dân Huế.
2- Với người dân Miền Nam thì Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam không thể lừa bịp được, nhưng với dư luận nước ngoài thì, chỉ với một vài danh xưng bịp bợm và một số nhỏ các tên tay sai đồ tể nằm vùng trước đây, với báo chí thiên tả mà chúng mua chuộc để thổi phồng lên, chúng nghĩ , chúng có thể gạt được dư luận quốc tế rằng có cuộc tổng nỗi dậy của toàn bộ người dân tại Huế. Chúng rêu rao rằng, dân chúng đã tự động thành lập các lực lượng chống chính phủ, đã có sự tham gia đồng bộ và đông đảo của mọi thành phần quần chúng, bao gồm trí thức, sinh viên, ngay cả đến Quân Đội, Cảnh Sát Quốc Gia, tất cả đều đồng lòng đứng lên chống Chính Phủ trung ương Saigòn, chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhưng Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã ước tính và đánh giá sai lầm sự thu hút của chủ nghĩa cộng sản cũng như cái gọi là Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình đối với người dân Miền Nam nói chung, và dân chúng Huế nói riêng, nên đã bị thảm bại nặng nề sau 26 ngày chiếm đóng, tàn sát và phá hủy Huế .

Dân chúng Miền Nam thấy rõ, quốc tế thấy rõ, Huế chẳng có cuộc tổng nỗi dậy nào của dân chúng Huế trong Tết Mậu Thân 1968, mà chỉ hoàn toàn là sự xâm lăng của lực lượng “Quân Đội Nhân Dân”, quân Giải Phóng, từ Miền Bắc. “Quân đội nhân dân” “quân đội giải phóng” đến đâu thì dân chúng Huế kinh hoàng bỏ chạy đến đó, bất chấp tài sản bị bỏ lại, bất chấp sinh mạng bị đe dọa bởi súng đạn, bởi dao găm mã tấu của bọn giặc phương Bắc và đám đồ tể man rợ nằm vùng địa phương.
Tức giận vì dân Huế thà chết không nghe theo cộng sản, không thể phát động cuộc tổng nỗi dậy, Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định dùng “Bạo lực Cách mạng” hay “Bạo lực đỏ” trừng trị dân chúng Huế.

Trách nhiện thi hành Bạo lực Cách mạng được giao cho Ban An ninh Quân Khu Trị Thiên, ban An ninh Tỉnh Thị Ủy Thừa Thiên-Huế.. Hai cơ quan an ninh nầy phối hợp chặt chẽ với các Đội Tự Vệ Khu Phố do Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy. Đoàn viên chủ chốt của các đội Tự Vệ gồm có:


1- Các cơ sở nằm vùng từ lâu trong quần chúng thuộc các Quận I, II, III trong thành phố Huế.
2- Các thành phần trong Phong Trào Tranh Đấu Phật Giáo năm 1966 của ông Thích Trí Quang đã thoát ly lên mật khu nay trở lại thành phố.
3- Những cơ sở bí mật nội thành như:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Giáo Sư Quốc Học
- Hoàng Phủ Ngọc Phan, Sinh viên Y Khoa Đại học Huế.
- Nguyễn Đóa, cựu giám thị trường Quốc Học
- Nguyễn Thị Đoan Trinh (con gái của Nguyên Đóa) Sinh viên Duợc Khoa Đại Học Sài Gòn.
- Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư Trường Trung Học Bồ Đề (con rễ của Nguyễn Đóa)
- Nguyễn Thúc Tuân, nhân viên nhà thuốc tây Tràng Tiền, huynh trưởng Hướng Đạo
- Lê Hữu Dũng, sinh viên đại học Sàigon, con trai của Lê Hữu Tý cơ sở kinh tài thuộc Thành Ủy Huế.
- Nguyễn Tròn, bồi bàn tiệm ăn Quốc Tế tại đường Phan bội Châu, Huế.
- Nguyễn Bé, thợ nề tại Quân II thị xã Huế.
- Tên Gù tại tiệm bán thuốc lá Cẩm Lệ, Quận II thị xã Huế.
- Tên Trần Văn Linh, tức tên thầy bói Diệu Linh, thuộc Quân II thị xã Huế.
- Chủ tiệm thuốc Bắc Thiên Tường và hai người con trai là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn.
Và còn quá nhiều, mà trí nhớ tôi không đủ sức nhớ hết. Xin anh em lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/ Huế cùng với tôi bổ túc thêm danh sách này.

Các Đội Tự Vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân được rãi đều khắp 3 quận, đặc biệt là Quận I, và Quận II thị xã Huế. Đây là lực lượng sắt máu và tàn bạo nhất. Bọn chúng chính là thủ phạm của những vụ chỉ điềm, bắt bớ, sát hại hằng trăm, hàng ngàn đồng bào vô tội ở Huế.

Những nhân vật chủ chốt trong việc thi hành lệnh “Bạo Lực Cách Mạng hay Bạo Lực Đỏ” gồm:

1- Lê Chưởng, Chính Ủy mặt Trận Huế
2- Đại Tá Lê Tư Minh, Tư Lệnh mặt trận Huế.
3-Tống Hoàng Nguyên: Trưởng Ban An Ninh Quân Khu Trị Thiên
4- Đại Tá Công an VC Nguyễn Đình Bảy, tự Bảy Lanh, trưởng ban an ninh tỉnh thị ủy Thừa Thiên –Huế.
5- Trung Tá điệp Viên Hoàng Kim Loan, thành ủy viên Thành Ủy Huế.
6- Hoàng Lanh, thành ủy viên Thành Ủy Huế.
7- Hoàng Phủ Ngọc Tường, tổng thư ký lực lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình.
8- Nguyễn Đắc Xuân, phụ trách học sinh, sinh viên, và các thành phần “trí thức” của lực lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình.
9- Nguyễn Thiết Chủ tịch Quận II.
10- Nguyễn Hữu Vấn, chủ tịch Quân I.

Kế hoạch được chia làm 3 giai đoạn hết sức tinh vi thủ đoạn:

Giai đọan I: Đợt trình diện lần thứ I

Đại lực lượng nầy chia thành nhiều toán nhỏ, rãi đều trong 3 quận thành phố Huế. Bọn chúng đi lục soát từng nhà, từng gia đình, kêu gọi tàn binh, Ngụy quân, Ngụy quyền, Cảnh sát, Công An Ngụy ra trình diện và giao nạp vũ khí để được hưởng khoan hồng.

Ngoài ra, trong khi lục soát từng gia đình, bọn chúng đã bắt một số người mà chúng đã có danh sách từ trước.

Trong đợt trình diện lần thứ I, có một số ít công chức, quân nhân, Cảnh Sát Quốc Gia trốn tại nhà đã ra trình diện. Họ được bọn chúng cấp giấy đã trình diện và có quyền đi lại trong khu vực. Từng người một nhận giấy chứng nhận ra về, chẳng gặp trở ngại khó khăn nào cả.

Giai đoạn II: Đợt trình diện lần thứ II

Lời kêu gọi trình diện và giao nạp vũ khí vẫn tiếp tục. Những người còn trốn chưa ra trình diện, thấy những kẻ đã trình diện đợt I yên bình vô sự trở về nhà, lại còn được cấp giấy tự do đi lại, nên họ khá yên tâm theo bước những người trước ra trình diện. Những người trình diện đợt II này cũng được bọn chúng cấp giấy như lần đầu, và cũng đã được bọn đồ tể cho tự do yên ổn trở về nhà.

Giai Đọan III: Đợt trình diên lần thứ III

Lời kêu gọi trình diện vẫn tiếp tục ra rả.

Những người trước còn nghi ngờ lẫn trốn, chưa ra trình diện hai đợt trước, nay thấy hai đợt trình diện vừa rồi tất cả đều được an toàn và còn được cấp giấy đi lại trong vùng, vì vậy họ không còn ngần ngại gì nữa, quyết định ra trình diện.

Cũng như hai đợt trước, cũng được cấp giấy và thoải mái ra về…
Thế nhưng, tất cả 3 đợt đã nằm trên thớt, tên đã viết trong sổ tử thần. Chỉ vài ngày sau đó, lực lương an ninh “Hồng Vệ Binh”, cơ sở nằm vùng đi lục xét từng nhà và yêu cầu những ai đã đi trình diện trong ba đợt vừa rồi phải trình diện lại tại các địa điểm trong thành phố mà chúng đã ấn định để học tập. Tin tưởng vào uy tín của cách mạng như các lần trước, tất cả những người đã trình diện trong 3 đợt nói trên, đều ngoan ngoãn vâng lệnh cách mạng, kéo nhau đi học tập.

Nhưng rồi mỏi mòn vợ con trông đợi, cha mẹ mong chờ. Đêm qua đêm, ngày qua ngày, tháng qua tháng, những người tuân lịnh bọn đồ tể nằm vùng, tuân lịnh đảng cộng sản, đi học tập đường lối khoan hồng của đảng, đã vĩnh viễn chẳng bao giờ trở lại.

Tất cả đã bị giết một cách man rợ. Tất cả đã bị trói thành từng xâu, bị đánh vào đầu, kẻ ngất xỉu, người còn tỉnh táo, đều bị xô đạp xuống hầm chôn sống. Bọn Việt Cộng không đủ đạn để bắn cho hết từng ấy ngàn người, chúng phải giữ đạn để chống trả quân đội VNCH, một mặt phải tàn sát bọn dân chúng chạy theo Mỹ Ngụy, nên để tiện việc, cộng sản và Việt Cộng nằm vùng đã dùng vật cứng quật vào đầu vào người nạn nhân, rồi xô xuống hố, bất kể là hầm sâu, hay hố cạn. Những hố chôn tập thể này nằm ở một vài nơi trong thành phố Huế và một số lớn tại các quận Hương Trà, Phú Vang, Phú Thứ, Hương Thủy, Nam Hòa v.v…

Tất cả nạn nhân Mậu Thân họ đã không may mắn được chết như Trịnh công Sơn đã viết trong một bài hát phản chiến: “ không hận thù nằm chết như mơ”, mà họ đã chết trong tư thế hai tay bị trói bằng đủ các loại dây, dây điện thoại, dây kẽm gai, bị nghẹt thở và chết trong nỗi hãi hùng uất hận tột độ. Tôi chợt nhớ đến 2 bài hát Trịnh Công Sơn viết về Mậu Thân, mà từ ngày nó ra đời sau tết Mậu Thân đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn không tài nào hiểu nổi tại sao nội dung của nó lại có nhiều điều mâu thuẫn như vậy, hay là tôi không đủ thâm thúy để hiểu? Đó là 2 bài “Hát trên những xác người” và “Bài ca dành cho những xác người”.

Trong 2 bài hát này, Trịnh Công Sơn không đá động gì đến thủ phạm đã gây ra cảnh tàn ác này, cũng như niềm đau của nó đối với thân nhân ở lại, và hậu quả của nó đối với đất nước, đối với lịch sử. Từ nhỏ, chúng ta đều được dạy câu “một con ngựa đau cả tàu chê cỏ”, thì Trịnh Công Sơn lại thấy vui hiện tại và những hứa hẹn trong tương lai qua 2 bài hát về Mậu Thân như sau:


“Mẹ vỗ tay reo mừng xác con”
“ Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh”,
“Chị vỗ tay hoan hô hòa bình”.
Mẹ reo mừng xác con? Thật vậy sao?!

Là phó chỉ huy trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt, có mặt trong cuộc chiến và sau đó chỉ huy thực hiện công tác điều tra tội ác giết người của cộng sản lúc bấy giờ, tôi chỉ toàn thấy những người mẹ trẻ, già, gào thét ngất lịm bên xác chồng con, thân nhân, trong không gian u ám chết chóc kinh hoàng của Mậu Thân. Trịnh Công Sơn, ông ta đã chứng kiến cả trời cả đất, cả người xứ Huế sụt sùi trong bi thảm như sau:

“Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người, tôi đã thấy, trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn…Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em”. Rồi nữa,:

“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co… Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này, bên xác người già yếu, có xác còn ngây thơ. Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này, trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai. Xác người nằm bên nhau, treo trên gầm cầu, trong góc nhà đổ nát, dưới những hào thông sâu. Xác người còn xương khô, trong khắp bụi bờ, sau những hè phố vắng, trên dốc đường mấp mô…”

Trịnh Công Sơn đã ghi nhận cảnh tượng Mậu Thân tại Huế một cách chính xác, nhưng cảm xúc của cá nhân ông trước tai họa này lại là điều tôi mãi băn khoăn thắc mắc. Những chết chóc gây ra bởi cộng sản tại Huế là tiền đề cho mùa xuân? để nuôi thơm và thêm hơi cho đất? cho mạ tươi reo vui? Theo ông, cái chết của đồng bào Huế ngày đó là những hy sinh cho mai hậu? cho đường đi tới? cho tương lai? Tương lai nào đây? Tương lai sống với cộng sản chũ nghĩa, thế giới đại đồng? Hả ông Trịnh Công Sơn?

Không thể chấp nhận rằng cái chết của những người dân vô tội bởi bàn tay cộng sản trong tết Mậu Thân là những hy sinh để cho đất nước có được tương lai tươi sáng, như nội dung bài hát của ông. Điều này cũng chẳng khác nào bọn cộng sản vẫn thường nói rằng, những cái chết của những thanh niên Miền Bắc theo lệnh Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản vào chiếm Miền Nam là những hy sinh cho đất nước. Thực chất, đó là những cái chết oan khiên, bị lừa bịp, nhằm đem lại quyền lực cho bọn mưu đồ, tội ác, và bán nước. Cái chết của những thanh niên bị buộc vượt Trường Sơn là những cái chết đã mang lại thảm họa cho dân tộc, đó là hôm nay, Việt Nam phải chìm đắm trong họa cộng sản và nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng.

Công hay tội? Hay sự hy sinh vô nghĩa? Hay thậm chí sự hy sinh để đem lại thảm họa? Có nhiều điều lịch sử sẽ đánh giá lại, khi hôn quân bạo chúa hôm nay không còn nữa, và tội ác sẽ mãi mãi là tội ác, không cách chi bưng bít được

Trịnh Công Sơn viết:

“Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày, Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai, đường đi tới, dù chông gai đã có người. Ngày mai đây, xác lên cây trên khắp ruộng này, ngày mai đây, xác reo vui những khóm mạ tươi, đồng lúa mới, người ra đi, dựng tương lai, với tay đầy…”

Tôi suy nghĩ mãi ngần ấy năm, vẫn không sao hiểu được. Hàng ngàn cái chết thê thảm như thế lại có làm nền tảng cho niềm vui và tương lai cho đất nước? Làm sao có thể cắt nghĩa cho sự tương quan giữa cái chết thê thảm của tổng cộng 6527 nạn nhân và sự hoang tàn của Huế là tiền để để họ Trịnh phấn khởi mai sau ?

Ai có thể luận giải dùm?

Trong cái mớ tư tưởng lập lờ ám muội đó, tôi không rõ ông ta muốn nói ai, phía nào là phía “ vỗ tay cho thêm thù hận”?,phía nào là phía “ vỗ tay xa dần ăn năn”? phải chăng, với ngôn ngữ mập mờ này, ông muốn cùng phe với đám cộng sản Bắc Việt và cộng sản nằm vùng, bạn của ông, như Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ v.v, đổ tội cho VNCH chăng? Bởi vì, chính cộng sản và đám nằm vùng ở Huế đã tỉnh bơ cáo buộc vụ tàn sát dã man tồi tệ này cho quân đội VNCH, cho bom đạn của Mỹ Ngụy. Tôi có lời khuyên với bọn cộng sản chính thống và bọn Việt Cộng đầy tớ nằm vùng ở Huế rằng, nếu có điêu ngoa, thì hãy điêu ngoa như thế này mới là sư tổ: “Các quân nhân VNCH đã đập đầu chôn sống đồng bào Huế!”. Có như thế mới tạm đúng với hồ sơ pháp y, mới khớp với hình ảnh mà báo chí quốc tế và báo chí Miền Nam tự do đã ghi nhận thật tại hiện trường, khi cơ quan CSQG Thừa Thiên khai quật các hố chôn tập thể, Không ai khác hơn là đám bạn Việt Cộng nằm vùng của Trịnh Công Sơn: anh em Hoàng Phủ, Ngô Kha, Lê Khắc Cầm là một trong những thủ phạm chính và trực tiếp nhúng tay vào máu đồng bào Huế, nhưng điều đau lòng hơn nữa là sau biến cố thê thảm này, thì Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục giao du và nối giáo cho cộng sản . Trịnh Công Sơn đã thóa mạ đời sống tại Miền Nam là nghẹt thở và phi nghĩa, ao ước có ngày thấy được chủ nghĩa cộng sản hoàn hảo trên quê hương, qua lá thư Trịnh gởi cho Ngô Kha, giao cho Nguyễn Khắc Cầm, đăng lén trên báo “Đứng Dậy” của cái gọi là “thành phần thứ ba”. Trịnh Công Sơn đã đau đớn thương tiếc tên Việt Cộng nằm vùng bị mất tích Ngô Kha, nhưng số phận của hơn 6 ngàn nạn nhân Mậu Thân thì không. Có chăng chỉ là điều Trịnh Công Sơn nói ngược: “mẹ vỗ tay reo mừng xác con….”.

Tóm lại, câu hát “người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn”, có lẽ, ông muốn dành cho đối thủ của ông, những người cầm súng chiến đấu bảo vệ dân lành, cố gắng bảo vệ đất nước khỏi thảm họa cộng sản, trong hàng ngủ màu cờ sắc áo của VNCH, chứ tôi không thể nghĩ rằng ông dành cho các đồng chí của ông

Cũng trong thời gian nầy, thì tại vùng Bến Ngự, Từ Đàm, Nam Giao, đại đa số dân chúng chạy ra khỏỉ nhà, đều bị Việt Cộng bắn chận đẩy lui, đành trốn tại nhà. Lực lượng an ninh của Tống Hoàng Nguyên, Bảy Lanh và đám cơ sở nằm vùng lục xét từng nhà một. Chúng bắt và dẫn đi một số người. Sau này, khi chúng tôi làm công tác điều tra, lấy lời khai, dân chúng đã nhận diện cho ty CSQG Thừa Thiên/Huế những tên nằm vùng thật nguy hiểm như tên: Nguyễn Tú một võ sư môn phái Thiếu Lâm, nhà ở sát lăng vua Tự Đức, gần đồi Vọng Cảnh.

Tên thứ hai là Cửu Diên và con trai của y là một sĩ quan thiếu úy QLVNCH đào ngũ theo VC trước Tết Mậu Thân. Cả hai cha con tên nầy đều ở trong lực luợng của Bảy Lanh.

Trong số những người bị hai tên Tú và Diên bắt dẫn đi, có hai ông là Tôn Thất Hậu, Chủ tiệm chụp hình Tự Do tại gần chùa Từ Đàm, và Ông Nguyễn văn Nhẫn chủ tiệm hớt tóc cũng ở gần đó. Hai ông Tôn Thất Hậu, và Nguyễn văn Nhẫn là bạn rất thân của Cửu Diên và Nguyễn Tú, vậy mà sau Mậu Thân, thân nhân của hai ông đã tìm thấy xác của hai ông, được pháp y xác định là bị chôn sống, tại vùng chùa Từ Hiếu.

- Cũng tại vùng Từ Đàm, Bến Ngự, hai người cháu nội của Cụ Phan Bội Châu là Đại úy Quân Cảnh Tư Pháp Phan Thiện Cầu, và Phan Thiện Tuờng, cũng bị bọn chúng chôn sống. Oái ăm thay trong khi đó anh ruột của Đại úy Phan thiện Cầu và Phan Thiện Tường là Đại Tá Việt Cộng Phan Thiện Cơ đang là Tư Lệnh mặt trân ở Tây Nguyên. Năm 1973 đại tá Phan thiện Cơ là thành viên trong ủy ban kiễm soát đình chiến tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.

Đại Tá Việt Cộng Phan Thiện Cơ, ông có chút ray rứt nào không, khi các đồng chí của ông bắt hai em ông đem đi chôn sống? Hay đó cũng chỉ là những thường tình trong phong tục tập quán văn hóa Đảng? Ông noi gương của đồng chí Trường Chinh? Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, thì cha mẹ còn chưa kể, xá gì anh em, phải không ông?

- Cũng tại vùng Từ Đàm, Ông Võ Thanh Minh một trong những huynh trưởng Hướng Đạo kỳ cựu, người mà vào năm 1954 đã dựng lều bên hồ Geneve, ngồi thổi sáo phản đối hiệp định chia đôi đất nước cũng bị Việt Cộng bắt dẫn đi chôn sống.

- Tại vùng gần chùa Tường Vân, Ông Lê Hữu Bôi chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, là sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ra ăn Tết ở Huế, cũng bị Việt Cộng bắt đi chôn sống vì nghi ông Bôi làm cho CIA.

- Tại vùng Cầu Lòn, Thầy Lê văn Thi, nguyên giáo sư Quốc Học, sau đó du học Mỹ, đỗ PhD về nguyên tử lực, về nước phục vụ tại lò nguyên tử Đà Lạt, ra Huế ăn Tết, bị Việt Cộng bắt đi chôn sống vì tội là chuyên viên nguyên tử! Khi bọn chúng bắt thầy Thi, phụ thân của thầy lo sợ cho con tìm cách can ngăn, cũng bị bọn chúng bắt luôn. Sau đó gia đình đã tìm thấy xác thầy và ông cụ bị chôn sống gần xã Thủy Xuân.

Tóm lại, tại vùng Bến Ngự, Từ Đàm, Trường Cửi, Nam Giao, Thủy Xuân, Lịch Đợi, Cầu Lòn, số nạn nhân bị chôn sống khoảng hơn 200 người

- Tại nhà thờ Phủ Cam, sau một thời gian vây kín làng Phủ Cam, cuối cùng bọn VC tấn công và xông thẳng vào nhà thờ, bắt đi khoảng 300 thanh niên, dẫn lên giam giữ tại Chùa Từ Đàm. Mãi đến ngày 19 tháng 9 năm 1969 lực lượng hành quân của QLVNCH mới phát giác ra được 428 xác chết tại khe Đá Mài và vùng lân cận. Sau khi xác nhận, chứng thật có 300 xác của 300 thanh niên Phủ Cam đã bị VC bắt và dẫn đi.

- Tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, gần khu An Cựu thuộc Quận III thị xã Huế, có khoảng trên 500 đồng bào đang lánh nạn tại đó. Các đơn vị an ninh của đại tá Công An Bảy Lanh, các cở sở nằm vùng như cha con ông Thiên Tường, đoàn viên tự vệ khu phố của Nguyễn Đắc Xuân, tràn vào khu nhà thờ thanh lọc đồng bào. Chúng bắt và dẫn đi khoảng 300 người, trong đó có Thượng Nghị sĩ Trần Điền. Ba trăm người bị bắt này đã không bao giờ trở về với gia đình. Tất cả đã bị chôn sống tại vùng Lăng Xã Bàu, Lăng Xá Cồn thuộc quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, trong số đó có Thượng Nghị Sĩ Trần Điền.

- Trường trung học Thiên Hựu là nơi Việt Cộng đặt bộ chỉ huy nhẹ của Mặt trận cánh Nam do Đại Tá VC Thân Trọng Một chỉ huy. Nơi đây cũng là chỗ Đại Tá Công An Việt Cộng dùng làm nơi giam giữ những nhân vật cao cấp về hành chánh, quân sự của chính phủ VNCH mà bọn chúng bắt được. Điển hình là Ông Bảo Lộc, Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên bị giam giữ tại đây trước khi đưa ra Bắc.

Tại Quận II trong những ngày đầu của “bạo lực cách mạng”, khởi đi từ ngày mồng ba Tết, nhằm ngày 2 tháng 1 năm 1968, một số viên chức Quân, Cán , Chính của chính phủ VNCH đã bị các Đội Tự Vệ khu phố của Nguyễn Đắc Xuân và tên thợ nề Nguyễn Bé Chủ tịch khu phố của chính quyền cách mạng mới thành lập, lùng bắt tại nhà. Họ bị bọn chúng hành hạ đánh đập và cuối cùng bị xử bắn. Danh sách quá dài, nếu viết ra cũng vài trăm người, chỉ xin nêu một vài trường hợp điển hình như:

- Thiếu tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn.
- Ông Trần văn Cư, Phó giám Đốc Nha CSQG Vùng I
- Ông Lê văn Phú Quận Trưởng Quận II.
- Ông Trần văn Nớp, nguyên trưởng ban Nhân viên Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế.
- Chồng bà chủ quán bún bò Mụ Rớt
- 13 nhân viên Cảnh Sát bị bắt tại nhà thuộc khu vực Quận II, tất cả đều bị xử bắn.

Bà Lê Thị Trâm ở đường Mạc Đỉnh Chi bị người tớ gái là đoàn viên trong đội tự vệ của Nguyễn Đắc Xuân bắn ngay tại nhà vì tư thù.

Cũng cần nhắc lại ba vụ giết người tàn bạo và tán tận lương tâm nhất do Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng văn Giàu thực hiện tại quận I, vụ Tòa án Nhân Dân tại trường Gia Hội thuộc Quận II do Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chủ tịch phiên tòa, và bốn bác sĩ người Đức Giáo sư Trường Đại học Y Khoa Huế bị sinh viên Y khoa Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sau đó bị bọn chúng chôn sống gần chùa Tường Vân .

1- Nguyễn Đắc Xuân xử bắn Trần Mậu Tý.

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, tại khu vực cửa Đông Ba thuộc Quận I thị xã Huế, đội An Ninh và tự Vệ của Nguyễn Đắc Xuân đã dẫn 6 nạn nhân ra đứng sắp hàng ngang úp mặt vào tường tại thượng thành ngay cửa Đông Ba. Nhiều nhân chúng đã kể lại cho ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/ Huế rằng họ nhận diện được 2 nạn nhân trong 6 người nầy là:

- Ông chồng bà Nội thương gia, chủ tiệm xe đạp tại gần cuối đường Phan Bội Châu.

- Sinh viên Trần Mậu Tý.

Các nhân chúng cũng đã nhận diện được ngoài tiểu đội VC có mặt tại hiện trường, còn có Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, giáo sư Hoàng Văn Giàu.

Chính Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn Trần Mậu Tý, và giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm ra lệnh cho Tiểu đội VC xử bắn 5 nạn nhân kia.

Vậy Trần Mậu Tý là ai mà Nguyễn Đắc Xuân đã đích thân xử bắn?

Trần Mậu Tý chính là nhân viên tình báo của ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/ Huế hoạt động trong lòng địch. Anh cũng là đảng viên đảng Đại Việt.

Trong suốt thời gian cuộc tranh đấu 1966, Trần Mậu Tý còn là sinh viên Đại học Huế. Khi Nguyễn Đắc Xuân theo lệnh Trí Quang và Trung Tá VC Hoàng Kim Loan thành lập 3 đại Đội Sinh Viên Quyết Tử, thì Trần Mậu Tý là một trong 3 đại đội Trưởng đại đội Quyết Tử. Trần Mậu Tý và Nguyễn Đắc Xuân là đôi bạn thân. Tuy là người quốc gia chân chính, nhưng Trần Mậu Tý rất nặng tình bạn. Trần Mậu Tý đã giúp Nguyễn đắc Xuân thoát hiểm, khỏi bị chúng tôi vây bắt khi Nguyễn Đắc Xuân đang trốn tại chùa Tường Vân đợi giao liên VC đưa lên mật Khu vào tháng 7/1966.

Trần Mậu Tý bất cẩn đã để lộ là nhân viên tình báo và là đảng viên đảng Đại Việt, nên khi đột nhập vào thành phố, không như người bạn nặng tình nặng nghĩa phía quốc gia, Nguyễn Đắc Xuân quyết tìm bắt ngay cho được Trần Mậu Tý và thẳng tay xả súng Ak 47 vào người Trần Mậu Tý. Trần Mậu Tý đã nhận lãnh cái chết thê thảm từ chính người bạn thân, người mà Tý vì tình cảm, đã giúp trốn thoát, nay trở về giết Tý. Câu nói “cứu vật, vật trả ơn, cứu nhơn, nhơn trả oán” quả không sai khi áp dụng cho bọn cộng sản.

Một nén hương lòng cho Trần Mậu Tý, một nhân viên tình báo của ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên/Huế, đã bỏ mình vì tận tụy với chính nghĩa VNCH, với đồng bào. Xin được vinh danh anh, cho dù là đã quá trễ. Bốn mươi mốt năm rồi Tý!

2- Giáo Sư Hoàng Phủ Ngọc Tường Chủ Tịch Tòa Án Nhân dân tại truờng Gia Hội Quận II thị xã Huế

Trong những ngày đầu chiếm Huế, Tống Hoàng Nguyên, trưởng Ban An Ninh Khu ủy Trị Thiên, cùng hai thành ủy viên Thành ủy Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh thiết lập Tòa Án Nhân Dân đầu tiên tại trường học Gia Hội, thuộc Quận II thị xã Huế. Ông Quan Tòa của tòa án nhân dân là giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hiện diện trong buổi đấu tố có Nguyễn Đắc Xuân, trưởng đoàn An Ninh Bảo Vệ Khu Phố, Hoàng Phủ Ngọc Phan, sinh viên y khoa, Nguyễn Thiết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Quận II, Nguyễn Bé, chủ tịch khu phố. Ngồi đằng sau là Hoàng Lanh và Hoàng Kim Loan, cùng tham dự và quan sát phiên tòa

Nạn nhân thuộc thành phần Công Chức, Quân Nhân, Cảnh Sát, trốn tại nhà, bị bắt. Ông tòa Hoàng Phủ Ngọc Tường xếp họ vào loại ác ôn.
Một số khác là cô nhi quả phụ, vợ con của anh em quân nhân, cảnh sát, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, cán bộ Xây dựng Nông Thôn đã tử trận. Tất cả những người nghèo khổ nầy, đi làm tạp dịch như dọn dẹp phòng ngủ, giặt quần áo v.v…cho lính Mỹ tại căn cứ Dạ Lê, Phú Bài hoặc ở cơ quan MAC-V kiếm sống, nuôi con. Số người này được ông tòa Tường xếp vào lọai làm việc cho tình báo Mỹ CIA.

Với những tội danh nêu trên, tất cả phải bị nhân dân anh hùng Thừa Thiên-Huế và Chính quyền Cách mạng trừng phạt đích đáng để làm gương. Đó là bản án tử hình!

Kết quả có 204 nạn nhân lãnh bản án tử hình. Tất cả bị chôn sống ngay tại chỗ, trong khuôn viên trường Gia Hội.

Tháng 5/1972 khi ty CSQG Thừa Thiên bắt được Trung Tá VC Hoàng Kim Loan, đích thân tôi và một số sĩ quan cảnh sát khác đã thẩm vấn y, và điều tra rất kỷ về Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội Quân II thị Xã Huế, thì Trung Tá VC Hoàng Kim Loan nói như sau:

“Tống Hoàng Nguyên , Hoàng Lanh và tôi hội ý với nhau. Lúc đầu có ý định đưa Nguyễn Đắc Xuân làm chủ tịch phiên tòa, nhưng sau đó chúng tôi chọn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi lẽ, vào thời điểm đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đang giữ chức Tổng Thư Ký Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Đây là một lực lượng kết hợp các thành phần trí thức, tôn giáo, những lực lượng và những cá nhân có uy tín tại Huế đứng lên chống Thiệu Kỳ, chống Mỹ. Vậy tòa án Nhân Dân giao cho Tổng thư ký của lực lượng này, đại diện dân chúng Huế ngồi xử các tên ác ôn, các tên tay sai của Thiệu-Kỳ và Mỹ, là thích hợp và thuận lòng dân.”

3- Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt và sát hại bốn giáo sư Y Khoa người Đức, thầy của Phan, và bắn chết 3 người bạn sinh viên y khoa.

Theo chương trình trợ giúp của chính Phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức với trường Đại Học Y Khoa Huế, bốn vị bác sĩ người Đức có tên là:

- Bác Sĩ Raimund Discher.

- Bác Sĩ Hort Gunther Kranick và vợ

- Bác sĩ Slois Alterkoster.

Họ đến Huế giảng dạy tại trường Đại Học Y Khoa, đồng thời còn làm việc tại bệnh viện Trung Ương Huế. Họ là ân nhân của hằng ngàn bênh nhân địa phương. Vậy mà những ngày đầu chiếm thành phố, nhiều nhân chứng đã khai với ty cảnh sát Thừa Thiên/Huế rằng, họ thấy rõ Hoàng Phủ Ngọc Phan đi cùng toán An Ninh Thành đến vây bắt 4 vị thầy của mình, và sau đó tham dự vào cuộc chôn sống bốn bác sĩ này tại vùng gần chùa Tường Vân.

Ngoài ra, khi chiếm và lục soát đập phá một số phòng ốc và dụng cụ của trường Đại Học Y Khoa, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã bắt gặp một người bạn học của y đang lẫn trốn với người em gái trong đó, Phan đem người bạn này ra bắn ngay truớc sự chứng kiến kinh hoàng của người em gái. Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn sinh viên này vì tình nghi anh ta làm cho tình báo CIA. Sau đó Hoàng phủ Ngọc Phan bắt cô gái dẫn về nhà của cô ta để tìm kiếm thêm hai người anh của cô ta ở đường Hàm Nghi thuộc quận III thị xã Huế.

Khi Hoàng Phủ Ngọc Phan và toán VC An Ninh Thành ập vào nhà, hai người anh của cô ta đang trốn trên gác. Những loạt đạn AK 47 của đám An ninh Việt Cộng và của Hoàng Phủ Ngọc Phan đã đốn ngã hai thân xác từ trên gác rơi xuống nền nhà. Mọi người trong gia đình kinh hoàng gào thét. Ông Cụ Nội của cô ta, uất hận chữi rủa Hoàng Phủ Ngọc Phan, bị Phan bắn một lọat AK vào người, ông cụ ngã xuống chết tươi tại chỗ. Cô gái đó nay là một thiếu phụ và cách đây gần một năm đã kể lại với tôi câu chuyện đau thương nầy bằng một giọng nói đầy đau buồn:


“ Ông biết không, chứng kiến cảnh ba người anh ruột và ông nội bị bắn chết trước mắt mình, tôi xin lỗi ông mà nói như thế nầy: “Khi đó tôi quá sợ đã đi tiểu và đi tiêu trong quân hồi nào mà không hay”.
“Mẹ tôi đã điên loạn, và mất trí gần một năm sau đó, tôi cũng vậy”.Thiếu phụ đó đã viết bản trường thuật đầy đử sự việc trên cho tôi, và bà ta bằng lòng đứng ra tố giác và làm nhân chứng vụ này, một khi mà chuyện tội ác Mậu Thân được đưa ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.

Vì lý do an ninh của bà ta và gia đình, tôi không thể tiết lộ danh tánh và nơi cụ ngụ của bà ta, chỉ có thể nói rằng, bà ta hiện đang định cư tại Hoa kỳ và sẵn sàng phối hợp với chúng ta đứng ra truy tố tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan ra Tòa án Hình Sự Quốc Tế về tội diệt chủng.

Tóm lại, Hồ Chí Minh, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và những kẻ nội thù, những tên Việt Cộng nằm vùng, là những tên đồ tễ, những kẻ giết hại dân Huế không gớm tay trong những ngày đầu xuân Mậu Thân 1968 tại Huế.

Huế 624 giờ kinh hoàng, Huế, địa ngục trần gian có thật!

Huế chỉ trong 624 giờ đã có 5327 thường dân vô tội bị Việt Cộng sát hại và 1200 người bị bọn chúng bắt đi mất tích. Đây là một cuộc tàn sát của đảng cộng sản đối với người dân Miền Nam, dã man tàn bạo chưa từng có trong lịch sử Việt.

Trong số 5327 người bị sát hại, có một số là viên chức quân, cán, chính, các vị tu sĩ và một số nhân viên ngọai quốc, được liệt kê như sau:


1- Ông Trần Đình Thương, Phó thị Trưởng thị xã Huế bị bắn ngay trước tư gia.
2- Thượng Nghị Sĩ Trần Điền bị bắt tại dòng Chúa Cứu Thế, sau này tìm ra thi hài tại Lăng Xá Bàu.
3- Ông Bửu Lộc bị bắt và dẫn ra Bắc
4- Thiếu tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn bị bắn chết tại tư gia.
5- Nguyễn văn Cư, Phó Giám Đốc CSQG/Vùng I bị bắn chết tại tư gia.
6- Lê văn Phú, Quận Truởng Quân II bị bắn chết tai tư gia.
7- Trân văn Nớp, trưởng ban Nhân Viên BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, bị bắn chết gần tư gia.
8- Ông Nguyễn Văn Đãi, Phụ tá Đại Biểu Chính phủ, bị bắt đưa ra Bắc.
9- Ông Nguyễn Khoa Hoàng, chánh án Tòa Thượng Thẩm Huế, cùng người con trai, bị bắn chết tại tư gia.
10- Thiếu tá Bửu Thạnh, Ủy viên tòa án Quân Sự mặt trận, bị bắt và bị bắn chết.
11- Chuyên viên nguyên tử lực giáo Sư Lê văn Thi và phụ thân bị bắt và bị chôn sống gần xã Thủy Xuân.
12- Bốn vị giáo sư đai học Y Khoa người Đức Tình nguyện giảng dạy tại trường Đại Học Y khoa Huế.. Ngoài ra bốn vị này làm còn việc tại Bệnh viện Trung Ương Huế, cứu sống rất nhiều bênh nhân. Tất cả đều bị bắt và bị chôn sống:
- Bác Sĩ Raimund Discher
- Bác Sĩ Hort Gunther Kranickvà bà vợ
- Bác Sĩ Slois Alterkoster
13- Linh Mục Dom Roman Guillaurn bị bắn chết ngay tại dòng tu Thiên An.
14- Linh mục Urban và Gay thuộc Dòng tu Thiên An cũng bị bọn chúng bắt đi, sau đó tìm được xác của họ gần lăng Vua Đồng Khánh.
15- Linh mục Bửu Đồng bị bắt và sau đó tìm được xác tại Phú Xuân.
Căn cứ theo báo cáo cửa lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế, và cá nhân tôi đã hiện diện tại tất cả các hiện trường, có khoảng 19 địa điểm có mồ chôn tập thể ở một số quận tại tỉnh Thừa Thiên và 3 quận ở thành phố Huế, được liệt kê như sau:
1- Quận I:
Mồ chôn tập thể gần cửa Đông Ba.
2- QuậnII:
Trường học Gia Hội, Bãi Dâu, chùa Áo Vàng tức Tăng Quang Tự.
3- Quận III:
Sau lưng Tiểu Chủng Viện.
4- Quận Hương Thủy:
Cồn Hến, Lăng Xá Bàu, Xăng Xá Cồn, Nam giao, gần Chùa Tường Vân, cạnh lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, cạnh lăng Đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh, Chùa Từ Hiếu, Nhà máy nước Vạn Niên, đồi Quãng Tế, khu vực dòng tu Thiên An, Lăng Vua Khải Định, Làng Châu Chữ.
5- Quận Hương Trà:
Cầu An Ninh, trường tiểu học An Ninh Hạ, chợ Thông, trường Văn Chí.
6- Quận Phú Vang.
Vùng Tiên Nộn
7- Quận Phú Thứ:
Vùng Đồng Di, Tây Hồ.
8- Quận Nam Hòa :
Vùng Định Môn, Lăng Vua Gia Long, Khe Lụ, Khe Đá Mài.
Mỗi mồ chôn tập thể, ít thì năm, mười thi hài, nhiều thì vài trăm thi hài.
Có thể nói

- Huế trước Mậu Thân 1968:
Dân chúng sửa soạn đón xuân trong niềm hân hoan của những ngày thành bình hưu chiến không tiếng súng.
- Huế trong những ngày Tết Mậu Thân 1968:

Dân chúng đón xuân trong nỗi kinh hoàng bị Cộng Quân và Việt Cộng nằm vùng tấn công, trong súng nỗ vang trời từ bốn phương tám hướng, trong máu và nước mắt, trong thây người và thây người

- Huế sau 26 ngày Tết Mậu Thân 1968:

Dân chúng Huế đón xuân trong hoang tàn, đổ nát, trong tang tóc đau thương, trong chờ đợi mòn mõi người thân, những người đã bị VC bắt dẫn đi, mãi vẫn chưa thấy về.

Rồi ngày tháng qua, họ chợt hiểu. Những người thân yêu của họ bị Việt Cộng bắt đi, sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Họ biết rằng, tất cả đã bị giết bằng cách chôn sống, bằng mã tấu, bằng vật cứng đập vào đầu. Thân xác những người này đã bị vùi lấp dưới hầm sâu, hố cạn, đây đó trên đồi núi Thừa Thiên-Huế.

- Huế sau Mậu Thân 1968:

Huế với hằng ngàn cổ quan tài đơn sơ xếp thẳng hàng, với khăn tang áo chế đầy đường, đầy phố. Huế phủ kín một màu tang. Một giải dài vô tận khăn tang trắng kéo dài từ thành phố lên tận Ba Đồn, nơi an nghỉ tập thể của hằng ngàn dân lành vô tội.

Đã bốn mưoi mốt năm trôi qua, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn lặng thinh, giấu nhẹm, chối bỏ vụ tàn sát diệt chủng này. Những tội đồ, những tay sát thủ, những quỹ dữ nhúng tay vào máu dân lành vô tội tại Huế, Mậu Thân 1968 nhờ vào sự ém nhẹm của đồng bọn đảng cầm quyền, vẫn được an nhiên tự tại trước lưới trời lồng lộng. Chúng, Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ, Nguyễn thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, thầy bói Diệu Linh, v.v, vẫn gượng gạo cố chối tội sát nhân.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2008, tức là ngày 25 tháng Chạp năm Đinh Hợi, 5 ngày nữa là Tết Mậu Tý, Trung Uơng đảng Cộng Sản Việt Nam mở một cuộc mít-tinh diễn hành rầm rộ kỷ niệm 40 năm ”Chiến thắng Mậu Thân 1968” tại thành phố Sài Gòn. Nhiều cấp lãnh đạo cũ và mới của Trung Ương đảng Cộng Sản đều có mặt ăn mừng giết được tổng cộng 6527 người và phá hủy di tích lịch sử cố đô.

Chúng làm điều càn rỡ này, mục đích để khỏa lấp tội ác! Chúng khỏa lấp được không?

Trong lúc bọn chúng làm lễ “40 năm chiến thắng Mậu Thân”, với cờ xí sặc sỡ, múa ca nhảy nhót vang lừng, thì tại Huế, 5327 bàn thờ vong linh dân lành vô tội cũng âm thầm đơn sơ hương khói. Thân nhân của những vong linh này đang nuốt nước mắt cho sự oan khiên phẫn nộ thấu trời. Lễ nào cũng gọi là lễ, nhưng có những lễ trái với đạo làm người, trái với luân thường đạo lý. Đó là lễ hội ăn mừng Mậu Thân của cộng sản. Chúng ăn mừng phá hủy được cố đô của bọn phong kiến! Chúng ăn mừng giết được tổng cộng 6537 người Việt Nam!

Câu hỏi được đặt ra: Ai đã ra lệnh, ai thi hành, ai chịu trách nhiệm vụ tàn sát dân Huế trong Mậu Thân năm 1968?

Bộ chính trị đảng Công Sản Việt Nam vẫn phớt lờ không đá động đến biến cố lịch sử đầy máu này, như họ đã từng không đếm xỉa gì đến các tội ác trước đây của họ như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng v.v.

Nhưng điều tệ hại nhất là chúng lại còn ĂN MỪNG MẬU THÂN!!
Trời cao đất rộng sao vẫn để bọn vô nghì này tồn tại?

- Cựu Đại Tá Cộng Sản Bùi Tín, hiện đang sống tại Pháp, một đảng viên Cộng Sản lâu đời, đã gián tiếp biện hộ cho Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam bằng cách đổi trắng thay đen như sau:

“ Khi mở cuộc tiến công vào Huế, bộ đội miền Bắc đã cơ bản chiếm được thành phố Huế, vào đêm mồng 4 tháng 2, ngay lúc ấy đã có 5 ngàn Sĩ Quan, quân nhân đủ lọai ra trình diện.

Trong bản quy định kỷ luật chiến trường có ghi:

Không được đánh đập tù binh, chỉ có các cán bộ chỉ huy và chuyên môn mới được hỏi cung tù binh…

Kiểm tra lại thì không một ai, không một cấp nào ra lệnh thủ tiêu tù binh cả.”
Thưa ông Bùi Tín, miệng lưỡi những tên Cộng Sản điếm đàng xưa nay đều như vậy! Xin ông đừng đi vào vết xe đổ này. Thực tế làm gì có chuyện 5 ngàn sĩ quan, quân nhân VNCH đủ loại ra trình diện các đồng chí của ông Bùi Tín trong đêm 4 tháng 2 năm 1968. Ông Bùi Tín, một người cộng sản đã cảnh tỉnh, một người Việt Nam từng theo cộng sản tương đối có tư cách, ông đã thấy rõ ràng đảng cộng sản là Cơ Sở Sản Xuất Tội Ác, sao ông vẫn còn có thể bịa đặt để binh vực đến như thế?

Nếu 5 ngàn quân nhân quân lực VNCH ra trình diện, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản để yên cho họ? Ông nói chuyện thần thoại đấy sao? Thưa ông Bùi Tín?

Xin ông vui lòng trả lời tôi, Liên Thành, cựu chỉ huy trưởng lực lượng CSQG Thừa Thiên/ Huế, và tập thể như anh em chiến hữu của tôi, và nhất là đồng bào Huế, câu hỏi trên.

Thực tế là 5327 thường dân Huế vô tội, một số bị lùa bắt, một số vì tin lời dụ dỗ của bọn chúng, ra trình diện trong thời gian 22 ngày chiếm đóng Huế, đã bị các đồng chí của Ông Bùi Tín bắt giết. Họ không mặc quân phục, cũng chẳng cầm súng chiến đấu tại mặt trận. Họ chẳng là hàng binh và cũng chẳng phải tù binh, họ chỉ là dân thường, tại sao đảng cộng sản lại ra lệnh giết họ?

Con số 5327 thường dân bị giết là “tù” dân sự, một số bị bắn chết tại nhà, tại thành phố, số lớn còn lại bị các đồng chí của ông Bùi Tín sát hại truớc khi thua trận tháo chạy. Vậy mà ông Bùi Tín còn nói những người bị sát hại là do bom đạn của Mỹ và VNCH! Nay, một số tên Việt Cộng Nằm Vùng như anh em Hoàng Phủ, Nguyễn Đắc Xuân cũng bắt chước luận điệu quen thuộc của ông và đảng cộng sản để chối tội. Lời chối tội này còn ấu trĩ và hài hước lắm, làm sao che mắt thế gian?

Xin Hỏi ông Bùi Tín, bom đạn nào của Mỹ của VNCH làm cho 5327 nạn nhân bị chết? khi mà tất cả khi khai quật tử thi, các bác sĩ pháp y đã nhận định một số bị chết vì ngột thở vì bị chôn sống, một số khác chết vì bị vật cứng đập vào đầu bể sọ? Chúng tôi, những nhân viên công lực và chuyên viên của chính phủ VNCH, chúng tôi được huấn luyện và đào tạo để làm nhiệm vụ dưới ánh sáng mặt trời, dưới ánh sáng của công lý, luật pháp, sự thật và dưới ống kính của báo chí quốc nội quốc tế, không phải như các ông và cựu đồng chí các ông, đó là thực thi bạo lực cách mạng dưới ánh đuốc soi đường của Mác Lê, của những tên đồ tể thế giới: Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v mà thành tích giết trên 100 triệu người trên thế giới là bằng chứng không thể chối cãi. Cho nên, lời đổ tội để chạy tội này chỉ làm tăng sự khinh thường của người dân Việt Nam và của anh em quân nhân, cảnh sát quốc gia VNCH chúng tôi với đối với bọn cộng sản và bọn đầy tớ nằm vùng của chúng mà thôi.

Ông cố xuyên tạc sự thật để chạy tội sát nhân, diệt chủng cho Hồ Chí Minh, cho đảng Cộng Sản Việt Nam, liệu ông có làm được điều này với lịch sử? Hay là hành động đó chỉ làm giảm uy tín cả nhân của ông?
Xin tặng ông và bất cứ những ai cố tình bênh vực tội ác của bọn cộng sản Việt Namvài câu thơ của Tố Hữu:

Giết giết nữa bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!


- Nguyễn Đắc Xuân tên đại đồ tể sắt máu, giết người không gớm tay cũng đã chối tội, “ Ngay khi trân đánh bắt đầu, tôi ở tuyến đầu của Bộ Chỉ huy Cánh Bắc. Vài ngày sau lui về phía sau lo cho thương binh!”.
Như vậy cuộc tàn sát dân lành vô tôi tại Huế trong suốt 22 ngày Nguyễn Đắc Xuân không nhúng tay vào sao? Có kẻ nào đó đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân? một Nguyễn Đắc Xuân sắt máu, hận thù, vai mang AK47, tay cầm súng lục K54, rút súng bắn thường dân, ngụy quân, ngụy quyền, công an, cảnh sát ngụy không chút nương tay. Không phải là Nguyễn Đắc Xuân, mà là kẻ nào đó đã giả dạng? Kẻ đó hẳn cũng đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân bắn chết Trần Mậu Tý, người bạn chí thân của Nguyễn Đắc Xuân, đã từng nặng tình giải thoát cho y?

Và cũng kẻ nào đó đã giả dạng Nguyễn Đắc Xuân sáng ngày mồng hai Tết đi kêu gọi đồng bào Huế trong Quận I và Quân II hãy treo cờ Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của Ông Thích Đôn Hậu lên, nếu không có thì lấy cờ Phật Giáo treo lên!

Kẻ âm mưu vu oan giá họa cho Phật Giáo cũng không phải là Nguyễn Đắc Xuân! Ai đó, chứ không phải Nguyễn Đắc Xuân???

Sau gần 41 năm, tuổi đời mỗi ngày mỗi nhiều, qua bao thăng trầm thay đỗi của lịch sử, sự thật đã rõ ràng, thì Nguyễn Đắc Xuân vẫn vậy. Vẫn giọng điệu sắt máu, vẫn lưu manh điếm đàng hạ cấp. Một thay đổi độc nhất của Nguyễn Đắc Xuân là tự phong và hãnh diện cho mình là “Nhà Huế Học”!

Nguyễn Đắc Xuân không còn hãnh diện nghề “Việt Cộng Nằm Vùng” nữa sao? Mà lại chuyển thành nghề “Nhà Huế Học”? cái học vị này nghe khá buồn cười, ngô nghê, và hợm hĩnh. Tất cả những gì Nguyễn Đắc Xuân viết về Huế, về Triều Đại nhà Nguyễn đều do một số tài liệu mà sau 1975 ông ta đã dùng quyền hạn của tên sát nhân nằm vùng Mậu Thân Huế, cướp giựt tại một vài nơi trong Đại nội, trong thư viện đem ra sao chép lại, rồi tự phong là “Nhà Huế học”! Và nhà “Huế Học” Nguyễn Đắc Xuân cũng không bao giờ đề cập đến tết Mậu Thân 68 và vụ thảm sát 5327 đồng bào Huế vô tội! Như vậy, có thể tự gọi là nhà “Huế Học” không? Viết về Huế mà không viết về Mậu Thân thì danh từ “Nhà Huế Học” nghe chừng như không ổn, có phải vậy không ông Nguyễn Đắc Xuân?

Muc luc