Sunday, July 18, 2010

Liên thành - LM Trần Hữu Thanh cùng với 301 Linh Mục khác ký tuyên ngôn lập Ủy Ban Chống Tham Nhũng.1974





LM Trần Hữu Thanhchủ động dấn thân vào chính trị: đó là năm 1974 ở Sài-gòn. LM Trần Hữu Thanh cùng với 301 Linh Mục khác ký tuyên ngôn lập Ủy Ban Chống Tham Nhũng, chống VNCH



Tưởng Nhớ Linh Mục Giuse Trần Hữu Thanh GS NGUYỄN LÝ-TƯỞNG . Việt Báo Thứ Hai, 10/29/2007, 12:02:00 AM

Linh mục Trần Hữu Thanh (ảnh), sinh: 8/8/1915 tại Phúc Lộc, Triệu Phong, Quảng Trị; mất: 24/10/2007 tại Hà Nội

-Tiếng nói ngay thẳng trước những bất công xã hội của mọi chế dộ

-Chủ Tịch Phong Trào Chống Tham Nhũng tại Sàigòn năm 1974

-Người tù nhân lương tâm, bị lưu dày sau 1975 tại miền Bắc

-Ngoài 90 tuổi vẫn sống trong tinh thần phục vụ, dã qua dời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Chúng tôi vừa nhận dược "Cáo Phó" của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (Tu Viện DCCT Hà Nội dịa chỉ: 180/2 dường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội. ÐT: (04) 8511239) nguyên văn như sau: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25)

CÁO PHÓ

Tỉnh DCCT Việt Nam, Tu viện DCCT Hà Nội và gia dình huyết tộc trân trọng báo tin:

Cha Giuse Trần Hữu Thanh

Sinh ngày 08.08.1915 tại Phúc Lộc, Triệu Phong, Quảng Trị

Gia nhập DCCT năm 1928 tại Huế

Khấn dòng ngày 15.8.1937 tại Hà Nội

Lãnh sứ vụ Linh mục ngày 06.06.1942 tại Hà Nội

Ðã an nghỉ trong Chúa lúc 2 giờ sáng, thứ tư, ngày 24.10.2007

Hưởng thọ 92 tuổi với 70 năm khấn dòng, 65 năm Linh mục.

Thánh Lễ nhập quan cử hành lúc 17 giờ 30 ngày thứ tư 24.10.2007

Thánh Lễ an táng cử hành lúc 8 giờ ngày thứ sáu 26.10.2007

Tại Thánh dường Thánh Anphongsô, Giáo xứ Thái Hà

Ðịa chỉ: 108/2 Nguyễn Lương Bằng, quận Ðống Ða, Hà Nội

An táng tại nghĩa trang Trần Nội, xã Thạch Khôi, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Xin quý vị cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Hữu Thanh

RIP

Khắp nước Việt Nam từ Hà Nội dến Sài Gòn, nhiều người dã từng gặp gỡ, quen biết và làm việc chung với Linh Mục Trần Hữu Thanh qua nhiều giai doạn lịch sử của dất nước, nhất là từ 1945 dến 1975. Ngài là tiếng nói ngay thẳng trước những bất công của mọi chế dộ, là Tuyên úy Thanh niên Liên doàn Công Giáo Miền Trung (1945- 1946 dưới thời Việt Minh), chống tham nhũng (vụ gạo miền Trung) dưới thời TT Ngô Ðình Diệm, và Chủ Tịch Phong Trào Chống Tham Nhũng (1974 - 1975) dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu,-là tù nhân lương tâm dưới chế dộ Cộng Sản sau 30/4/1975, bị lưu dày ở miền Bắc...cho dến ngoài 90 tuổi, ngài vẫn sống trong tinh thần phục vụ...Từ năm 1979 dến 2001, bà con bạn bè của ngài khắp thế giới dã nghe tin ngài qua dời. Nhưng ngài vẫn còn sống cho dến ngày 24/10/2007 mới vĩnh viễn ra di về nước Chúa.

Nhân dịp nầy, chúng tôi xin chia buồn với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, với bà con thân thuộc, bạn bè và các tín hữu giáo dân của ngài (dặc biệt giáo xứ Trần Nội, xã Thạch Khôi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, giáo phận Hải Phòng là nơi ngài phục vụ trong hoàn cảnh bị lưu dày sau 1975). Ðể tướng nhớ dến một tên tuổi lớn trong hàng ngũ những người tranh dấu của thời dại chúng ta tại Việt Nam, chúng tôi xin ghi lại dôi nét về cuộc dời của ngài.

LM Giuse Trần Hữu Thanh (1915-2007) sinh ngày 08-08-1915 tại làng Phúc Lộc, tổng An Giã (nay dổi tên là xã Triệu Thuận), phủ Triệu Phong (nay là huyện Triệu Hải), tỉnh Quảng Trị, trong một gia dình nông dân. Thân phụ là Cụ Ông Giuse Trần Hữu Phú. Thân mẫu là Cụ Bà Maria Hoàng Thị Luật. Tổ tiên dã từng bị thảm sát vì "Ðức Tin Công Giáo" dưới thời Văn Thân 1885 sau vụ kinh thành Huế thất thủ 23 tháng 5 Ất Dậu (dêm 4 rạng ngày 5/7/1885) dưới thời vua Hàm Nghi do chủ trương "bình Tây sát Tả" của hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Anh ruột là Linh Mục Gioan Baotixita Trần Hữu Quý (1905- 1953) Chanh xứ Gia Hội (Huế) và Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1907- 1994) nguyên là Cha Bề Trên của GP Huế và cựu Hiệu trưởng trường Thiên Hựu Huế từ 1956-1967.

Ngài có 1 người chị (bà Trần Phi) và 02 người em gái (bà Nguyễn Văn Huệ) và chị Trần Thị Miên (di tu dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân, Huế, sau ra khỏi Dòng và dạy học tại trương Thiên Hựu Huế).

Tháng 8- 1929, ngài nhập dệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế Huế.

Ngày 15-08- 1936 vào Nhà Tập của Dòng tại Hà Nội.

Chịu phép cắt tóc ngày 06-06- 1940.

Chịu bốn chức nhỏ: 30- 11- 1940 và 07-06- 1941.

Chịu chức Năm ngày 06-04- 1942.

Chịu chức Sáu và chức Linh Mục ngày 09-04- 1942.

Giáo sư Việt Văn trong nhà Dòng và là một nhà hùng biện dương thời, nổi tiếng thuyết giảng trong các lễ lớn cũng như trong các tuần tĩnh tâm do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức. Ngài dã từng qua giảng dạo cho Việt kiều tại Thái Lan (từ tháng 2 dến 7/1954) sau dó trở về Hà Nội lo cho dồng bào di cư. Sau Hiệp dịnh Genève 7/1954, trong một chuyến vào Sàigòn công tác in sách dạo, ngài bị kẹt lại không thể trở ra Hà Nội dược.

Năm 1959, ngài dược nhà Dòng gởi qua du học tại học viện Lumen Vitae (Ðại học Louvain, Bỉ). Vốn dã có kiến thức từ trước nên chỉ một năm sau, ngài dã tốt nghiệp Cử nhân Thần học Mục vụ Giáo lý với luận văn "Cathéchèse et Populations Communisantes" (Giáo lý và người dân tiền cộng sản - ngài giải thích communisantes là những người ảnh hưởng cộng sản và dang dần dần trở thành cộng sản vốn là dối tượng phục vụ của ngài ở khu IV, khu V và ở Thái Lan)

Ngài cũng là Chủ Nhiệm Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp một thời gian dài và dã từng là Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Phó Giám Tỉnh Dòng tại Việt Nam. Ngài dược xem là Lý thuyết gia về Triết học chính trị (tác giả sách "Cuộc cách mạng Nhân Vị" xuất bản dưới thời TT Ngô Ðình Diệm). Ngài dã xuất bản nhiều sách giáo lý, triết học, dã dịch sách Tân Ước ra tiếng Việt dược Nha Tuyên Úy Công Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ấn hành và phổ biến trước 1975.

Năm 1945, ngài thành lập và làm Tuyên úy Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Trung Việt. Chủ tịch: Kỹ sư Trương Quang Ngọc (Dân biểu 1955-1963), Phó chủ tịch: Giáo sư Nguyễn Văn Mân (Nghị sĩ 1967 - 1970).

Năm 1949, thời Bảo Ðại, ngài dã giúp ông Trần Ðiền (Nha Thông Tin Trung Việt), vẽ lá quốc kỳ Việt Nam có 3 sọc dỏ và một con rồng hình chữ S. Về sau họa sĩ Tôn Thất Sa sửa lại chỉ còn nền vàng và ba sọc dỏ...

Năm 1967 Hội Ái hữu dồgn hương Quảng Trị dược thành lập tại Sài Gòn, ông Hoàng Xuân Tửu (Phó CT Thượng nghị viện) làm Hội trưởng, LM Trần Hữu Thanh và Thượng Tọa Thích Trí Thủ (sau nầy là Hòa Thượng) dược mời làm cố vấn cho Hội.

Năm 1973, Ngài có tên trong số 301 Linh Mục ký tên vào bản Tuyên Ngôn Chống Tham Nhũng tại Miền Nam Việt Nam, sau dó, 1974, Ngài cho ra dời Phong Trào Chống Tham Nhũng dưới chế dộ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai vị Phó Chủ tịch của PT là Linh mục Ðinh Bình Ðịnh và cựu NS Hoàng Xuân Tửu. Các thành viên của Phong Trào gồm có các Dân Biểu Ðỗ Sinh Tứ, Nguyễn Văn Binh, Dương Minh Kính, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Cử, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Ðức Cung, Ðặng Văn Tiếp...BS Nguyễn Thị Thanh, LS Ðặng Thị Tám...) Phong trào dã ra mắt vào dầu năm 1974 tại giáo xứ Tân Việt và dã công bố các bản cáo trạng số 1, 2, 3,...trong các cuộc biểu tình hàng chục ngàn người tham dự tại Huế, Ðà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ,v.v...lên tiếng chống tham nhũng và dòi hỏi TT Nguyễn Văn Thiệu phải cải tổ nhân sự, thanh lọc hàng ngũ lãnh dạo chính quyền và quân dội. Phong trào rất có ảnh hưởng trong quần chúng và dư luận quốc tế. Nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn im lặng, không có hành dộng tích cực gì!? Ngài dược báo chí trong nước ủng hộ và báo chí ngoại quốc tặng cho danh hiệu"Hiệp Sĩ của Người Nghèo".

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ngài dạy học tại Tập Viện Dòng Chúa Cứu Thế (Thủ Ðức) và bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam bắt cóc, dem giam giữ tại một nơi bí mật (có lẽ là 3 C Tôn Ðức Thắng tức Bến Bạch Ðằng là cơ sở của Trung Ương Tình Báo VNCH cũ). Chị Nhã Ca cho biết: Khi Cha Trần Hữu Thanh bị bắt tại Sài Gòn (khoảng 1976), bị dưa vào khu biệt giam lao xá Chí Hòa. Cha Thanh và chị cùng ngồi một xe. Hai người bị khóa tay cùng một còng số 8. Báo chí dăng tin Cha Thanh chết lần thứ nhất:

Năm 1979, tờ báo LE MATIN ở Pháp loan tin Ngài bị giam cầm tra tấn cho dến chết. Vì thế, chính quyền CSVN dã dưa Ngài về giam giữ tại Lao Xá Chí Hòa (Sài Gòn) ở chung với BS Hồ Văn Châm (cựu TT Chiêu Hồi), ông Nguyễn Tư Thái (tức Thái den, thuộc Trung Ương Tình Báo VNCH)... cho ăn uống, bồi dưỡng một thời gian trước khi dưa ra Hà Nội trình diện trước báo chí trong và ngoài nước. Nhưng phóng viên báo LE MATIN hôm dó bận di ra vùng biên giới Trung Quốc nên không dược gặp mặt Cha Trần Hữu Thanh. Họ dã nhờ một phóng viên người Việt Nam làm dại diện. Bức hình Cha Thanh dược dăng lên báo bị dư luận cho là giả mạo. Vì thế, một tuần sau, Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ (Hà Nội) phải dưa Cha Thanh di gặp Ðức Hồng Y Trịnh Văn Căn dể chụp hình chung với Ngài trước khi Ngài di Roma nhận mũ Hồng Y. Hình dó dược dăng lên các báo Hà Nội và gởi cho báo LE MATIN.

Sau dó, Ngài bị giam tại nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, trại Thanh Liệt (Hà Ðông) cho dến hết năm 1979 thì dược dưa về quản chế tại họ dạo Quang Húc, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây, cách Hà Nội 60 km. Từ năm 1984 dến 1988, ngài bị quản chế tại một xóm dạo nhỏ có tên là xứ Trần Nội (xã Thạch Khôi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), thuộc Giáo Phận Hải Phòng, cách Hà Nội khoảng 75 km.

Năm 1988, dược ra khỏi nhà tù nhưng phải ở lại miền Bắc...

Năm 1988, CSVN muốn trả tự do cho ngài nhưng sợ cho ngài về Sài Gòn thì tiếng nói của ngài có ảnh hưởng lớn dối với dư luận trên khắp thế giới vì Sài Gòn là nơi có dông dảo giáo dân và thường xuyên có mặt báo chí quốc tế...Biết rõ diều dó nên trong các cuộc tiếp xúc với Công An Bộ Nội Vụ Hà Nội, ngài ngỏ ý muốn ở lại Trần Nội phục vụ giáo dân... Sau dó, họ dã trả tự do và cho ngài ở lại phục vụ giáo xứ với tư cách là một Linh mục...Ngài liên lạc với bạn bè ở Nhật Bản gởi hạt giống về cho dân Trần Nội phát triển nghề trồng rau nhờ vậy mà cuộc sống của dân nghèo dược nâng cao, nhiều nhà tranh dã lên nhà ngói. Ngài cũng xin dược nhiều học bổng cho dân nghèo, giúp các tu sĩ, linh mục ở miền Bắc (dặc biệt là giáo dân xứ Trần Nội) nâng cao trình dộ về giáo lý, thần học...Nhiều người dã xin vào chủng viện, trong số dó có LM Trịnh Ngọc Hiên (bề trên DCCT Hà Nội hiện nay)...

Khoảng 1989-1994, Ngài dược vào Miền Nam tất cả ba lần dể dự dám tang của người anh (LM Trần Hữu Tôn qua dời tại Cam Ranh), dám tang của người em (Chị Trần Thị Miên) và dám tang của người Chị (Bà Trần Phi) ...Sau dó lại phải trở ra miền Bắc.

Từ năm 1993 - 1996, ngài dược Tình DCCT Việt Nam cử làm Bề trên DCCT Hà Nội thay thế Cha Vũ Ngọc Bích bệnh nặng (Cha Bích bị mù mắt và qua dời năm 1994) nhưng chính quyền CSVN không cho ngài dược nhập hộ khẩu Hà Nội vì thế ngài vẫn ở Trần Nội và cuối tuần di xe dò về Thái Hà Ấp (DCCT) Hà Nội dể lo việc nhà dòng, giải tội cho các Linh mục, tu sĩ nam, nữ...

Báo chí dăng tin Cha Thanh chết lần thứ hai.

Ngày 07 tháng 01 năm 1999, dài Little Saigon Radio tại Westminster, California loan tin Cha Trần Hữu Thanh dã qua dời tại Việt Nam vào ngày 01-01- 1999. Các Cha Dòng Chúa Cứu Thế VN ở Hoa Kỳ và trên thế giới dều thông báo cho nhau, kể cả các cựu dệ tử DCCT cũng nhận dược tin dó. Trên các báo ở Cali lại dăng bài của Nguyễn Lý-Tưởng viết về cuộc dời của Cha Trần Hữu Thanh dể tường nhớ dến Ngài. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội dã ghi lại bản tiểu sử dó và gửi cho Cha Trịnh Ngọc Hiên (DCCT) ở Thái Hà Ấp...Nhưng tin nầy không chính xác vì có sự nhầm lẫn giữa LM Lê Văn Thành (anh Cha Lê Viết Phục DCCT Huế) mới qua dời ngày 01-01- 1999, và LM Trần Hữu Thanh, DCCT dang ở miền Bắc.

Cha Ngô Ðình Thỏa tưởng nhầm là LM Trần Hữu Thanh "qua dời" nên dã dánh diện về Việt Nam "chia buồn" với nhà Dòng...

Từ tháng 7- 1998, Cha Trần Hữu Thanh bị thấp khớp nặng, phải vào bệnh viện diều trị, sau dó bệnh tình của Ngài tạm ổn và Ngài trở về Trần Nội giúp giáo xứ...

Lần thứ ba Cha Thanh hôn mê bất tỉnh mấy ngày, tưởng chết ...nhưng dã qua khỏi

Năm 2001, Cha Thanh lại phải vào bệnh viện chữa trị, bệnh càng ngày càng nặng, bụng bị sưng to lên, tiểu tiện rất khó. Bác sĩ doán Ngài bị bệnh xơ gan cổ trướng. Ngài còn bị thêm một cái nhọt lớn ở dưới nách tay trái, dau nhức lắm. Bác sĩ dã mổ và lấy ra một cục mủ to tướng, sau ba ngày băng bó thì vết thương lại lành và Ngài dã xin xuất viện trở về nhà...Gặp mùa Chay, Lễ Tro, Ngài cũng giúp làm mục vụ cho giáo dân. Sau mấy hôm lại thấy mệt và trở bệnh nặng, bị rối loạn tiêu hóa, Ngài bất tỉnh, không còn biết gì nữa nên bệnh viện cho về nhà chờ chết.

Cha Bề Trên dã ban phép Xức Dầu Thánh cho Ngài dể dọn mình lần cuối trước khi chết. Giáo xứ Trần Nội dã dào huyệt, xây gạch chung quanh, và sửa sang lại con dường dể dưa quan tài vào nghĩa dịa, dã dặt mua áo quan và Thầy Tuệ (DCCT) ở Thái Hà Ấp dã lo sắm dủ áo, khăn liệm...Ba người cháu của Ngài dược tin, dã từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm....

Nhưng mấy ngày sau, Ngài tỉnh lại và ăn uống bình thường.

Ngày 03 tháng 01 năm 2002, mặc dù chưa dược 60 năm Linh Mục (dến tháng 6- 2002 mới dược 60 năm), giáo xứ Trần Nội dã tổ chức mừng Ngọc Khánh (60 năm Linh Mục) cho Ngài vì sợ Ngài chết trước tháng 6- 2002.

Ngày 06-06-2002, Cha Trần Hữu Thanh dã tổ chức mừng Ngọc Khánh 60 năm Linh Mục tại nhà thờ DCCT Sài Gòn, có dông dủ bà con, bạn bè xa gần dến dự. Mặc dầu tuổi già gần 90, nhưng Ngài vẫn còn sáng suốt, sử dụng máy computer dể viết thư cho bạn bè, con cái, học trò cũ...Ngài vẫn dâng Thánh Lễ mỗi ngày và giảng dạy cho giáo dân ...

Trong các năm 2005 và 2006, nhiều bà con giáo dân ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Thái Lan trong khi di du lịch Việt Nam, nghe tin Cha Trần Hữu Thanh còn sống, dã tìm dến DCCT Hà Nội thăm ngài. Gần dây (năm 2007) anh Dương Văn Hoàng cựu dệ tử DCCT Huế có dịp dến thăm ngài tại Hà Nội, ngài có ngỏ ý muốn kể lại cuộc dời của ngài cho con cháu biết. (Ngài muốn nhờ Nguyễn Lý-Tưởng viết lại tiểu sử của ngài dầy dủ hơn)...

Lần thứ tư: Cha Thanh dã chết thật.

Ngày 08/10/2007, ngài vẫn còn dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho người bạn là LM Michel Laliberté (qua dời ở Canada ngày 04/10/2007)...Sau dó, ngài phải vào bệnh viện vì cơn bệnh tái phát bất thường. Ngài qua dời tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) lúc 2 giờ sáng ngày Thứ Tư 24/10/2007, hưởng thọ ngoài 92 tuổi.

* Những kỷ niệm với LM Giuse Trần Hữu Thanh

Người viết dược may mắn biết ngài từ 1945, vì là người dồng hương (cùng xã với ngài). Thời gian dó, cha tôi và các anh của tôi hoạt dộng trong Liên Ðoàn TNCG với ngài. Năm 1947, cha tôi bị chết trong nhà giam của Việt Minh. Năm 1949, anh tôi vượt ngục trở về nhà, sau dó bị Việt Minh phục kích giết chết. Tôi phải bỏ quê lên tỉnh lánh nạn Cộng Sản và tiếp tục học hành. Năm 1952, sau khi học hết năm dầu bậc Trung học, tôi gặp LM Trần Hữu Thanh, ngài khuyên tôi xin vào tu học tại Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhưng tôi lại bị dau nặng phải vào bệnh viện và sau dó vào học trường Pellerin do các Sư huynh Dòng La Salle diều khiển.

Nhiều lần các Thầy khuyên tôi di tu, nhưng tôi biết con người mình không thích hợp với dời sống tu hành. Càng lớn lên, tôi càng dấn thân vào con dường tranh dấu ...Năm 1963, sau khi TT Ngô Ðình Diệm bị lật dổ, Cha Trần Hữu Thanh từ Sài Gòn ra Huế, nhắn tôi dến gặp tại phòng khách nhà Dòng. Ngài hỏi ý kiến tôi về tình hình chính trị lúc dó. Tôi trả lời: "TT Ngô Ðình Diệm dã chết rồi, vai trò lịch sử của người dã xong, chúng ta không nên nghĩ dến quá khứ nữa mà phải nỗ lực cho tương lai."

Từ 1964 dến 1975, ngài thường theo dõi các hoạt dộng của chúng tôi, khi Phong Trào Chống Tham Nhũng ra dời, tôi thường liên lạc trao dổi ý kiến với ngài. Sau 1975, qua tin tức gia dình và anh em dã từng ở tù chung với ngài tại Chí Hòa dược chuyển ra Bắc, chúng tôi cũng dược biết hoàn cảnh của ngài trong nhà tù và tại Trần Nội. Năm 1989, tôi gặp ngài tại bệnh viện (dường Ðiện Biên Phủ SG), cha con không nói chuyện nhiều dược. Nhưng sau dó, ngài nhắn tôi dến gặp ngài tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn...Tôi hỏi ngài cặn kẽ về Phong Trào Chống Tham Nhũng năm 1974, về những ngày sống trong trại tù CSVN...Ngài cho biết Công An Hà Nội dã hỏi ngài "lý do" tại sao chống Tham Nhũng...Ngài nói "Tôi muốn chính quyền Sài Gòn phải trong sạch dể tạo dược niềm trong dân chúng. Như vậy thì công cuộc chống Cộng mới hữu hiệu"..

Năm 1979, tôi cũng bị dưa từ trại Hà Tây lên nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, dể trả lời một số câu hỏi liên quan dến các hoạt dộng dối lập với chế dộ của TT Nguyễn Văn Thiệu trước 1975...Khi dược hỏi về Phong Trào chống Tham Nhũng và LM Trần Hữu Thanh, tôi dã trả lời: "Linh Mục Trần Hữu Thanh là một người ngay thẳng, thấy diều sai trái thì lên tiếng chỉ trích...Ông dã từng chống tham nhũng dưới thời TT Ngô Ðình Diệm (vụ gạo miền Trung) và dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu (Phong trào chống tham nhũng)...Tôi không dồng ý với "Cán bộ" (Công An Bộ Nội Vụ) cho rằng ông là tay sai của CIA"..."Chúng tôi nghĩ rằng VNCH muốn chống Cộng hữu hiệu thì phải có một chính quyền trong sạch mới tạo dược niềm tin trong dân chúng. Một chế dộ tham nhũng, thối nát thì làm sao có hậu thuẫn của dân chúng dược"....(Câu nói nầy củng cố ý ám chỉ chế dộ CSVN hiện tại là một ch dộ thối nát, tham nhũng, mất lòng dân...)

Tôi vẫn hy vọng một ngày nào dó thuận tiện, tôi sẽ viết về ngài. Vì thế, trước khi qua Mỹ, tôi dã liên lạc với Tòa Tổng Giám Mục Huế dể xin các tài liệu lưu trữ liên quan dến lý lịch của LM Trần Hữu Thanh và các Linh mục anh của ngài. Tôi cũng dã trực tiếp với ngài nhiều lần dể phối kiểm lại những diều tôi dã thu thập dược và nghe chính Linh mục Trần Hữu Thanh kể về quá khứ của ngài. Trước dây, vào năm 1999, do một sự hiểu lầm, tôi tưởng rằng ngài dã qua dời, nên dã viết về cuộc dời của ngài, dăng lên báo. Vì thế, khi ngài còn sống, ngài dã dược nghe một người dồng hương viết về ngài...Sau dây, tôi xin trích lại những diều ngài viết trước ngày ngài qua dời:

Tôi dã hai lần dược sống lại!

Lần thứ nhất:

Năm 1979, trong trại cải tạo Thanh Liệt, Hà Nội, tôi dược tờ báo LE MATIN ở Pháp báo tin,bị bức bách dã chết rồi. Ông Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ cho tôi xem bài báo, rồi bảo tôi: Tuần sau, viết một thư cho báo LE MATIN và ra gặp phóng viên nhiều tờ báo nói về chế dộ giam giữ của tôi.

Thế là suốt một tuần, tôi dược vỗ béo,với mỗi sáng thêm một bát mì ăn liền, và sau cùng dược dưa lên Hỏa Lò gặp các phóng viên của 5 tờ báo gồm có Pháp, Nhật, Cuba, Balan, Bắc Hàn. Rủi cho tôi, là ông phóng viên của tờ LE MATIN phải di Lạng Sơn lấy tin về quân dội TRung Quốc qua gây rối nứơc ta, nên giao cho một phóng viên Việt Nam làm dại diện. Cái rủi thứ hai, là bức thư của tôi dề ngày 15, mà lúc gặp các báo và trao thư lại sớm hơn hai ngày là ngày 13.

Một tuần sau, ông Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ, gặp Ðức Hồng Y Căn tại nhà khách Bộ Nội Vụ, Ngài dến chào họ trước khi lên dường qua Roma nhận mũ Hồng Y. Tôi dược dứng bên Ðức Hồng Y, chụp một bức hình. Thế là hình dó dược dăng trên các báo Hà Nội và gửi qua cho báo LE MATIN. Như thế là tôi dã sống lại thật.

Lần thứ hai:

Lần này quan trọng hơn. Ngày 7 tháng 1 năm 1999 internet trong bản tin Công Giáo dã dưa tin tôi qua dời ngày 01.01.1999. Anh Nguyễn Lý-Tưởng dã viết một bản tiểu sử của tôi với những lời phân ưu rất cảm dộng. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội dã ghi lại bản tiểu sử dó, gửi cho cha Hiên và trách ngài: Sao không báo tin cho Tòa Tổng Giám Mục biết?

Ðây không phải là một tin dổm, mà là một tin nhầm. Số là cha Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế Huế báo tin cho cha Ngô Ðình Thỏa, Giám Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ở Hoa Kỳ biết, anh của ngài là cha Lê Văn Thành qua dời hóm.01.1999. Cha Thỏa tưởng là tôi, dánh diện về chia buồn với tỉnh dòng Việt Nam, rồi anh Nguyễn Lý-Tưởng, người dồng hương và bạn thân của tôi, vì lòng tốt, lại dánh luôn cả bản tiểu sử của tôi lên Internet.

Thế là nhiều anh em bạn hữu ở nước ngoài chắc dã tin thật, và truyền cho nhau. Chắc là tôi dã dược nhiều lời cầu nguyện, nhiều tình cảm thương tiếc. Tôi xin hết lòng cảm ơn anh Nguyễn Lý-Tưởng và tất cả những ai dã thương tiếc, cầu nguyện cho tôi.

Tôi vẫn còn sống dây.

Từ tháng 7-1998, tôi bị một cơn thấp khớp nặng, hai chân sưng, không di dược, phải lên Hà Nội, vào nằm bệnh viện Ðông Y, hơn một tháng. Vì cha Bích dã từng nằm ở bệnh viện nầy, và cha Hiên dã giúp cả một gia dình nữ bác sĩ trong viện nầy trở lại, nên nhà Dòng giới thiệu tôi vào dó. Phòng bệnh dàng hoàng, nhưng xem ra bác sĩ chưa chuyên về thấp khớp. Hai tay hai chân người ta sưng húp, nhức nhối mà suốt tháng họ chỉ cho uống thuốc bắc dể chữa nội tạng. May gặp lúc họ muốn dổi phòng,nên tôi xin về nhà.

Về nhà Dòng Hà Nội, gần một tháng nữa, có hơi dỡ, nên qua tháng 9 tôi về Trần Nội. Tại thôn Trần Nội có một bà y sĩ lâu nay chữa tôi, bà nói rõ không chữa khỏi dược bệnh kinh niên, chỉ cho qua cơn dau thôi. Bà chỉ cho uống thuốc lợi tiểu, là trong mình tôi khỏe khắn dược hai ba ngày. Nhờ thế, tôi vẫn làm dược mọi công việc mục vụ.

Mấy tháng qua lại bận rộn. Vì cha xứ Hải Dương dời di, mà chưa diều dược cha mới về, nên giáo dân của thị xã Hải Dương, dều qua bên tôi hết. Hôn phối nhiều, kẻ liệt nhiều, gỡ rối cũng nhiều. Vì cha xứ cũ trong 10 năm qua lơ là công việc.

Tôi lại vì uống thuốc nhiều, nên hai mắt mờ, dọc sách khó, và viết lách khó lắm!

Tuy vậy, tôi còn thấy mình dủ sức làm việc. Lâu nay ít viết thư cho anh em bạn hữu ngay cả những người gửi quà về cho tôi, chính là vì bận việc và mắt mớ.

Hôm nay xin có lời chân thành cám ơn những bạn hữu, con cái lâu nay dã gửi quà cho tôi. Nhờ dó, tôi dã xây dựng dược hai nhà thờ, cho họ Ty và họ Phú Thọ. Tôi xây nhà thờ nhỏ thôi, vừa với số giáo dân trong thôn, nhưng rất xinh xắn. Mỗi nah thờ tốn dộ 6.000 dô. Trước dó dã xây nhà thờ Hưng Long, lớn hơn hai nhà thờ sau. Thế là tôi phục vụ 5 họ, thì cả 5 dều có nhà thờ dàng hoàng.

Hiện giớp tôi dang xây lại nhà thờ xứ Phú Tảo là trung tâm, dể làm một cơ sở cho Dòng Chúa Cứu Thế trong vùng nầy. Trần Nội, nơi tôi dang ở, tôi dã xây một nhà thờ nhỏ xinh xinh, nhưng không có dất, có chỗ dể hội họp. Phú Tảo 1ít công giáo hơn, nhưng có cả thửa vườn rộng hơn 10.000 mét vuông. Tôi vừa xây cất xong dợt 1. Ðã tốn gần 6.000 dô. Cần phải trang trí bàn ghế, dể kịp hoạt dộng trong mùa chay còn cần 5.000 dô nữa.

Với tuổi 85, tôi cần phải làm hăng, làm nhiều, làm gấp, trước khi Chúa gọi về. Cám ơn Chúa, vì mắt tôi có hơi mờ, chân hơi yếu, nhưng trí óc vẫn minh mẫn dể làm việc. Hai mươi hai năm, ít sách vở, ít trao dổi với anh em, nhưng Chúa Thành Thật giúp cho phần nào sâu sắc và sáng suốt hơn.

Nhớ anh em, bạn hữu, thân tình, con cái lắm, nhớ rõ từng người. Nhưng ít thư từ vì không có thì giờ, và mắt hơi mờ, xin anh em bạn hữu, con cái nhớ cầu nguyện nhiều cho tôi. Và thay vì phúng diếu, xin lễ. Xin rộng rãi giúp tôi chóng hoàn thành cơ sở Phú Tảo của tôi trong năm nay. Ðã phải vay nợ 3.000 dô rồi. Chết dừng dể nợ lại, và phải thực hiện diều mình mong ước, là tổ chức dược năm mười khóa huấn luyện giáo lý viên trước khi lìa dời.

Mong anh em bạn hữu chiếu cố. Chúc mọi người một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, dầy ơn Chúa.

Lần thứ ba: Cha Thanh bệnh năng, hôn mê, nhà Dòng chuẩn bị quan tài, dồ liệm, dào huyệt, xây kim tĩnh...nhưng cha Thanh dã sống lại

Ngày 29/01/2002, từ Hà Nội cha Thanh dã viết một bức thư cho anh em ở hải ngoại (qua Ông Nguyễn Quang Cẩn, một bạn già của ngài) kể chuyện:

-Ở Trần Nội, năm ngoái, sau Tết một thời gian, tôi thấy dau mỏi trong người, không thích ăn uống nên người ta dưa tôi vào bệnh viện Hải Dương. Người ta khám nghiệm, tiêm cho 3 chai nước biển, rồi dưa lên bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, khoa thấp khớp vừa dược Nhật Bản tài trợ xây dựng và trang bị dầy dủ. Người ta khám nghiệm dủ thứ, nhưng mỗi ngày chỉ có vài viên thuốc. Bác sĩ thì ít thấy, còn sinh viên y khoa thì hầu như mỗi ngày có dến 5, 7 người, hỏi han mình dủ thứ chuyện về bệnh gút thấp khớp của tôi. Lúc dó bụng tôi sưng to, tiểu tiện khó, nên ngày nào cũng bị phành bụng ra cho họ búng, họ bảo là xơ gan cổ trướng. Tôi lại bị một cái nhọt ở dưới nách tay trái, dau nhức lắm, người ta mổ và lấy ra một cục mủ to tướng, băng bó ch ba lần là lành hẳn. Tôi lại thấy khỏe mạnh, nên xin ra về.

Về nhà mấy hôm, gần Lễ Tro, tôi về Trần Nội dể làm Lễ Tro cho giáo dân. Người ta quý trọng Lễ Tro lắm, hầu như không ai bỏ di Lễ. Nhưng sau Lễ mấy hôm, tôi lại yếu mệt, dau nhức xương lưng và hai chân. Biếng ăn uống, nên họ dạo lại dưa lên Hà Nội, và lần này dưa vào bệnh viện xương cốt Bạch Mai. Ban dầu tôi thấy dỡ, nhưng ít ăn uống lắm, ngứa khắp mình. Người ta tiêm sérum nhiều. Càng ngày tôi càng biếng ăn, nênc àng yếu hơn, sau cùng không chịu ăn, và bộ máy tiêu hóa rối loạn, nên người ta phải tiêm nước biển hết hai tay lại tiêm vào chân.

Mấy ngày sau tôi bất tỉnh, người ta tiêm nước vào chân, tôi cựa quậy nên vỡ mạch máu làm một vết thương lớn ở chân phải. Ngừơ ta tính cắt thịt mông vá vào nhưng sợ vá không thành mà thêm một vết thương nữa. Khi dó tôi bất tỉnh, không biết gì, nên Bác sĩ cho về Dòng.

Về nhà Dòng, Cha Bề Trên dã kíp xức dầu cho tôi, lúc tôi không ý thức gì, và cả nhà lo việc tống táng.

Giáo xứ Trần Nội dã cho dào huyệt xây gạch chung quanh, ngay trước Thánh Giá trong nghĩa dịa, và nhân dịp dã dổ xi măng con dường từ ngoài dường cái vào dến huyệt, Thầy Thật dã di dặt một cỗ áo quan, và Thầy Tuệ dã lo sắm dủ áo khăn liệm. Nhà Dòng báo tin nên ba người chấu gái của tôi và vợ chồng cháu Sĩ dã ra dưa dám tôi.

Mấy ngày sau, tôi tỉnh lại, ăn uống dược, nên các cháu về Nam, ngôi mộ dược lấp lại, cổ áo quan bán lại cho người ta, thế là tôi thoát chết.

Mấy tháng nay tôi khỏe lại, không bị một cơn phong thấp nào, bụng dã xẹp, tiêu hóa tốt, nhưng ăn phải kiêng cữ nhiều thứ. Các anh em thường nói: thịt gà, cá chép, ba ba, món ấy cha già chớ ăn, cữ hết mọi món ăn dồ biển, cả fromage, cả rượu, ngay cả rau muống. Chỉ ăn khoa i Tây, khoai dồng, rau cải, rất ít ăn dường, cữ ăn mặn, trái cây chỉ có chuối, dôi khi ăn du dủ, hồng, táo, nho. Mỗi buổi tối, có một bát cháo dậu xanh. Nhờ vậy nên tiêu hóa tốt. Ngày dêm dều có anh em trực, vì hai dầu gối tôi không dứng dậy dược, chỉ ngồi trên xe lăn. Mỗi ngày vẫn dồng tế, vẫn ngồi xe lăn. Nhà có nhiều cấp, nhà thờ nhiều cấp nên cần ba người khiêng cả xe lăn lên cấp, rồi dẩy qua dầy lại 1lúc làm lễ. Ðôi khi tôi giảng cũng dẩy xe ra trước bàn thờ, ngồi vậy mà giảng.

Chúa cho hai mắt sáng không deo kính, tai vẫn tốt, và trí khôn vẫn nhớ như xưa. Tôi nhớ hết mọi người dã quen biết, họ hàng, bạn hữu...Ai dến thăm tôi, tuy 20, 30 năm xa cách, tôi vẫn nhớ tên nhớ mặt và nhớ mọi việc trong gia dình.

Qua những lời tâm tình của Cha Trần Hữu Thanh trong thư ngày 29/01/2002 gử anh em hải ngoại, chúng tôi nhận thấy ngài vẫn còn sáng suốt, sử dụng máy computer dể viết thư và mặc dù già yếu, bệnh hoạn, ngài vẫn dâng Thánh Lễ và giảng dạy cho con chiên.

(Viết tại California ngày lễ an táng LM Trần Hữu Thanh: thứ sau 26/10/2007. )

GS NGUYỄN LÝ-TƯỞNG

Lm Vũ Khởi Phụng CSsR: Nhớ Cha Trần Hữu Thanh

Lm Vũ Khởi Phụng CSsR: NHỚ CHA TRẦN HỮU THANH

"Thôi, tắt đèn đi ngủ !" đó là những lời nói cuối cùng của cha Trần Hữu Thanh. Lúc đó đã gần 2 giờ sáng ngày 24.10.2007. Có ba đệ tử ở bên cha già trong phòng bệnh viện. Hai chú đã ngủ, một chú thức bên giường cha, không hiểu sao cha cho đánh thức hai người đang ngủ rồi lại bảo tắt đèn đi ngủ. Chú đệ tử thưa rằng ánh sáng là do đèn ngoài đường hắt vào, còn trong phòng đã tắt đèn rồi. Đột nhiên cha Thanh nấc liền hai lần. 92 năm cuộc đời chấm dứt.

Muc luc